Con Đường Trở Thành Đầu Bếp Sushi Chuyên Nghiệp

Bạn có biết mất cả thập kỷ để trở thành đầu bếp chuyên về sushi?

Bạn có biết, phải mất đến cả năm để một đầu bếp sushi học cách nấu cơm đến cắt cá, hàng chục năm để rèn luyện cách giữ được hương vị sushi ngon nhất và thậm chí nhiều người mất cả đời để học nhưng vẫn không thể trở thành một đầu bếp sushi chuyên nghiệp.

Nói vậy để thấy, trở thành một đầu bếp sushi chuyên nghiệp không hề đơn giản, còn trở thành bếp trưởng sushi ở Nhật Bản là điều bất cứ đầu bếp nào mong muốn và đó là vinh dự cao nhất cho cả cuộc đời nghề nghiệp làm bếp của họ.

sushi món ăn quốc hồn ẩm thực nhật bản

Tại Nhật Bản, những nhà hàng sushi truyền thống luôn tấp nập khách ra vào, có cả người dân địa phương lẫn du khách du lịch. Tất cả các món ăn đều được làm từ nguyên liệu ở cao cấp, tươi ngon với chất lượng số 1. Quan trọng hơn, chúng được chế biến bởi đôi tay của các Itamae – danh hiệu cao quý nhất đối với các bếp trưởng sushi.

cắt lát sushi là một nghệ thuật

Nghệ thuật cắt lát sushi mịn, những thớ gân đẹp đẽ và cân đối.

Trong tiếng Nhật, Itamae có nghĩa là “người đứng thớt” – tức là người duy nhất được sử dụng thớt chính, là người duy nhất chịu trách nhiệm làm tất cả các loại sushi và cá. Họ là những bậc thầy trong dùng dao, họ làm bếp như không làm bếp, vì đó là đam mê và trách nhiệm. Điều đó thể hiện qua kỹ thuật làm sạch cá, cắt cá phải chuẩn chỉnh, lát cắt sắc, ngọt và mịn như lụa. Ngoài ra họ phải thông thạo việc nấu, nắm cơm một cách hoàn hảo đồng thời biết cách kết hợp các nguyên liệu với nhau, nhằm tạo ra hương vị riêng biệt.

Quá trình rèn luyện để trở thành đầu bếp sushi chuyên nghiệp

Vậy làm thế nào để trở thành một bếp trưởng sushi chuyên nghiệp? Câu trả lời chính là: TẬP LUYỆN, TẬP LUYỆN VÀ TẬP LUYỆN! Tất nhiên, họ cũng bắt đầu từ vị trí thấp nhất trong lộ trình nghề bếp.

Đầu bếp sushi chuyên nghiệp

Mất cả thập kỷ rèn luyện để trở thành một đầu bếp sushi chuyên nghiệp.

“Lính mới” sẽ bắt đầu với công việc lau dọn và phải luôn đảm bảo thật sạch sẽ gian bếp để hiểu được yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nhà hàng: vệ sinh!

Làm tốt, sau khoảng một vài năm, “lính mới” được thăng chức lên thành người chuyên nấu cơm. Lúc này họ phải học cách nấu những nồi cơm chất lượng, mọi hạt như một hạt: chín đều, tơi xốp, phù hợp để làm cơm nắm sushi.

Một người làm bếp có thể mất hàng năm trời ở vị trí này cho đến khi được gọi là wakiita, tạm dịch là “người đứng gần thớt”. Đây là danh hiệu quan trọng và phải thật chăm chỉ, có tố chất và kể từ đây bạn phải liên tục rèn luyện cho đến khi sở hữu được một bộ dao làm bếp của riêng mình.

Thêm nhiều năm nữa, khi tay nghề trở nên điêu luyện, có thể thực hiện món sushi và món cá một cách nghệ thuật như đã nói ở trên thì sẽ được cân nhắc và có khả năng chạm đến danh hiệu Itamae.

Nghệ thuật bày trí món ăn

Một Itamae phải biết nghệ thuật bày trí, sắp xếp nguyên liệu để có món ăn tuyệt hảo nhất.

Nhưng không phải ai trải qua hàng chục năm rèn luyện cũng sẽ đạt được vị trí Itamae. Bởi vì, bên cạnh các tố chất làm bếp, Itamae có khi còn là một người bạn, người trò chuyện hài hước, mang đến cho khách hàng niềm vui thích, sự hứng thú qua các đường dao cắt lát biểu diễn nghệ thuật. Họ đôi khi cũng đồng thời là người chủ, người tính tiền…

Quá trình rèn luyện của một Itamae phải trải qua hàng thập kỷ như vậy là bởi vì đây là một danh hiệu hết sức cao quý và trọng trách vô cùng lớn. Sự chuyên nghiệp và tiếng tăm của họ là yếu tố quyết định lượng khách hàng ghé thăm nhà hàng. Danh hiệu Itamae còn là hiện thân của một nền văn hóa đề cao danh dự, sự tôn trọng và tỉ mỉ đến từng milimet.

Trước đây, để trở thành đầu bếp sushi chuyên nghiệp như vậy phải mất cả thập kỷ, thậm chí nhiều hơn bởi vì quá trình đó họ phải tự rèn luyện. Nhưng ngày nay, sự ra đời của nhiều trường dạy nấu ăn, các trung tâm đào tạo nghề nấu ăn… nên thời gian được rút ngắn. Các đầu bếp trẻ được đào tạo, chỉ dạy tận tình từ các đầu bếp giỏi, chuyên nghiệp đã giúp nhiều người chinh phục thành công sớm hơn. Tất nhiên họ không được gọi là Itamae, vì Itamae có những tiêu chuẩn riêng biệt.

Và tại Việt Nam, bạn muốn trở thành một đầu bếp Nhật chuyên nghiệp? Đăng ký ngay để được tư vấn khóa học Bếp trưởng bếp Nhật ngay nhé!

Điểm: 4.5 (15 bình chọn)

Tác giả: Chương Minh Hiếu

Đầu Bếp The WaterFront Restaurant, hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm CTY Maggi, từng tham gia làm chương trình ẩm thực cùng nhiều kênh truyền hình và tạp chí món ngon mỗi ngày. Hiện đang là trợ giảng trường đào tạo nấu ăn, đầu bếp chuyên nghiệp với 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Bếp Nóng, Hy vọng có thể chia sẻ lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình cho thế hệ đầu bếp trẻ.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn