Phụ Bếp (Commis) Là Ai?

Một quán ăn tương đối thì có khoảng 5 người phụ, với những nhà hàng lớn hơn thì có từ 12-15 người Phụ Bếp. Thời gian làm việc hằng ngày của họ bắt đầu từ 8h sáng đến 22h đêm và thường được chia ca ra để làm.

Phụ bếp là ai

Vậy Phụ Bếp là ai ?

Ngoài những Đầu Bếp chuyên nghiệp, những căn bếp của các nhà hàng – khách sạn còn cần có các Phụ Bếp cần mẫn, chăm chỉ và không kém phần khéo léo để phụ việc cho Bếp Phó, Bếp Trưởng.

Công việc của Phụ Bếp ?

Tùy theo quy mô của căn bếp mà có một hay nhiều Phụ Bếp, nhưng những công việc của một Phụ Bếp thường là:

– Sơ chế nguyên vật liệu trước cho Đầu Bếp, phụ trách trang trí món ăn theo yêu cầu, cắt tỉa rau củ quả để trang trí và hỗ trợ bộ phận bếp chuẩn bị các thực phẩm như thịt cá, rau củ để nấu các món ăn.

– Quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm sau khi chế biến.

– Tuân thủ các quy tắc về công tác lau chùi, vệ sinh tại nơi chuẩn bị thức ăn, khu chứa thực phẩm, các thiết bị nhà bếp.

– Chuẩn bị sản phẩm, dọn dẹp và làm vệ sinh khu vực làm việc trước và sau khi bán hàng. Theo dõi, kiểm ra và bảo quản các loại dụng cụ như tủ đông, tủ mát, lò, bếp.

– Chấp hành đúng các quy định về chất lượng món ăn theo tiêu chuẩn định lượng,…thực hành tiết kiệm nguyên liệu, thực phẩm.

– Sắp xếp, bảo quản nguyên vật liệu sau khi hết ca làm việc. Kiểm tra hệ thống bếp, đèn, quạt, thông gió và các máy móc, thiết bị khác trước khi tan ca

Yêu cầu đối với Phụ Bếp

– Có định hướng theo đuổi lâu dài với nghề bếp.

– Có khả năng tạo ra công thức các món ăn mới và kiến thức về dinh dưỡng.

– Hiểu biết về quy tắc bảo quản nguyên liệu, thực phẩm.

– Nắm rõ những vấn đề cơ bản về quy trình chế biến món ăn.

– Có sức khỏe tốt, cần mẫn và chịu khó vì công việc này phải đứng liên tục trong suốt giờ làm việc.

Yêu cầu đối với Phụ Bếp

Thu nhập của Phụ Bếp

Hiện nay, mức lương của Phụ Bếp trung bình tại Việt Nam là từ 3,5 – 5 triệu/tháng, mức lương cho Phụ Bếp học việc từ 3 triệu trở lên, tùy theo tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn mà bạn làm việc. Và từ vị trí này bạn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Đầu Bếp, Trưởng Nhóm, Bếp Phó và thậm chí là Bếp Trưởng,… nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm và năng lực làm việc tốt.

Để có được một món ăn ngon và đẹp mắt mang đến cho các thực khách thì nó đã phải trải qua nhiều công đoạn với sự chung sức của nhiều vị trí trong bếp. Vì vậy, để bước lên vị trí cao nhất trong bếp, bạn phải biết tận dụng cơ hội và bắt đầu ngay từ những vị trí thấp trong bếp.

Điểm: 4.9 (18 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Richard

Biên tập viên Website Bếp Trưởng Á Âu, tốt nghiệp khóa Nghiệp Vụ Bếp Trưởng tại HNAAu. Hiện đang là Bếp phó tại Nhà hàng hải sản Mũi Né với những gì mà Richard Nguyễn chia sẻ hy vọng sẽ giúp các bạn tích lũy các kỹ năng nghiệp vụ chắc chắn để phát huy những nét đẹp, tinh túy trong lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn