Người Đầu Bếp Cần Trang Bị Kiến Thức Cơ Bản Về Ẩm Thực

Ở kỳ‎ trước của “Làm thế nào để biến Việt Nam thành Bếp ăn thế giới?” chúng ta đã đến với điểm mạnh của ẩm thực Việt Nam, những món ăn Việt vốn phong phú về nguyên liệu, đa dạng về phương pháp chế biến, phù hợp âm dương, hội đủ ngũ hành chính là “nguyên liệu” để xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt Nam. Vậy tiếp theo cần phải làm gì để những “nguyên liệu” này tỏa sáng. Mời bạn tiếp tục đón đọc kỳ 4 của “Làm thế nào để biến Việt Nam thành Bếp ăn thế giới?” để có thêm cái nhìn mới về hành trình trở thành Bếp ăn thế giới của nước ta nhé

Để đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng tăng của người dân nói chung và của du khách quốc tế nói riêng, hệ thống các nhà hàng, khách sạn ra đời ngày càng nhiều, đó mà lý do mà nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Bếp không ngừng gia tăng và trở thành một nghề rất “hot” trên thị trường lao động và việc làm. Nhưng việc học nấu ăn, đào tạo nghề Bếp và việc trang bị kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực vẫn chưa được quan tâm xứng với tầm quan trọng vốn có của nó và vì vậy mà còn rất nhiều điều đáng nói, phải quan tâm.

trang bị kiến thức về ẩm thựcNgười Đầu Bếp cần được trang bị kiến thức về ẩm thực

Với chương trình đào tạo nhân lực Bếp (đặc biệt là Bếp Trưởng), người học được cung cấp kiến thức về các món ăn của Việt Nam, món ăn từng vùng, miền, cách chế biến món ăn Việt Nam, cách bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sơ chế nguyên liệu, sử dụng gia vị đúng cách và các kĩ năng như sử dụng dao chuyên nghiệp cho đến cách trang trí món ăn, phục vụ món ăn như thế nào và các kỹ năng giao tiếp với khách hàng ra sao, …. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người học sau khi ra trường không thể tìm cho mình một công việc theo đúng những gì đã học. Vậy vấn đề ở đâu?

Thứ nhất, bạn có thể thấy rằng thời lượng để học về ẩm thực và văn hóa ẩm thực còn quá ít và không được coi trọng trong nội dung chương trình đào tạo nấu ăn. Ở Trung Quốc, chương trình đào tạo một Đầu Bếp chuyên nghiệp kéo dài tới sáu năm. Trong khi ở nước ta được rút gọn thành 3 – 6 tháng

Tiếp theo, giáo trình dạy cho học phần này chỉ chú trọng vào văn hóa ẩm thực Việt Nam, trong khi phần ẩm thực, văn hóa ẩm thực các nước trên thế giới thì chưa có một giáo trình nào trình bày cụ thể và nhất quán

Tiếp đến là giảng viên đứng lớp dạy nấu ăn chưa thực sự tâm huyết trong khi dạy, không có sự tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới và do chưa có giáo trình chính thống nên đa số bài giảng đều dựa trên kiến thức và một số sách tham khảo của người dạy. Ngoài ra, một số giảng viên vẫn chưa có trình độ chuyên môn vững vàng và còn yếu kém.

Cuối cùng, một điều không thể không kể đến là người học chưa biết được mức độ quan trọng của học phần này vì cho rằng đây chỉ là học phần lý thuyết không quan trọng và thế là học qua loa, đại khái.

có đam mê nấu nướngĐể trở thành một nhân viên Bếp trước tiên phải có đam mê nấu nướng

Nhưng đào tạo một nhân lực nghề Bếp khác hẳn với đào tạo một nhân lực thuộc các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, tự nhiên, khoa học… Điều kiện tiên quyết để trở thành một nhân viên Bếp trước tiên phải có lòng yêu nghề, say đắm với công việc. Và một điều quan trọng hơn cả là đã là nhân lực nghề Bếp thì phải có kiến thức căn bản về ẩm thực và văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như của các nước khác trong khu vực và thế giới. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu quốc gia là một “Bếp ăn thế giới”, thì chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cung cách đào tạo nghề Bếp hiện tại.

Điều cấp thiết trước tiên là phải thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường trong cả nước và khu vực cho ngành Bếp. Và nếu có thể, nên tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, tọa đàm toàn quốc hoặc rộng hơn là trong khu vực để các chuyên gia, người dạy, người học, … có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với nhau để cùng phát triển và đồng thời hoàn thiện khung chương trình đào tạo nghề Bếp hơn. Bên cạnh đó, cần tăng thời lượng giảng dạy kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực. Hơn thế nữa, các trường dạy nấu ăn phải kết hợp với các chuyên gia ẩm thực, các Bếp Trưởng hàng đầu để biên soạn thêm các giáo trình dành riêng cho việc học nấu ăn, đào tạo nghề Bếp. Giáo trình này phải chuyên sâu, phải chi tiết và phải hoàn thiện hơn giáo trình khác.

Điểm: 4.6 (14 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Richard

Biên tập viên Website Bếp Trưởng Á Âu, tốt nghiệp khóa Nghiệp Vụ Bếp Trưởng tại HNAAu. Hiện đang là Bếp phó tại Nhà hàng hải sản Mũi Né với những gì mà Richard Nguyễn chia sẻ hy vọng sẽ giúp các bạn tích lũy các kỹ năng nghiệp vụ chắc chắn để phát huy những nét đẹp, tinh túy trong lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn