3 Điều Cơ Bản Cần Biết ? Khi Tham Gia Lớp Học Ngành Pha Chế

Mỗi người lựa chọn học nghề pha chế đều có mục đích riêng của mình. Trong số đó, họ có thể theo đuổi đam mê với nghề, muốn tìm tòi những công thức pha chế mới mẻ, hay muốn học hỏi kinh nghiệm kinh doanh… Vậy còn bạn? Bạn chọn pha chế là vì lý do gì? Bạn đã biết rõ về nghề này chưa?

Nghề pha chế cần sự kiên trì
Nghề pha chế cần sự kiên trì và nỗ lực không ngừng

Pha chế là gì?

Thuật ngữ Bartender, Barista dùng để chỉ nhân viên phục vụ đồ uống từ phía sau quầy Bar ở các nhà hàng, khách sạn, Bar, Pub, quán cafe… Họ thường pha chế các loại đồ uống có cồn, không cồn như rượu, cocktail, mocktail, mojito, café Ý, Espresso, Ice Blended… Trong đó, Bartender là người pha chế các loại đồ uống có cồn, còn Barista là chỉ đến nhân viên pha chế café.

Vì sao bạn cần xác định mục tiêu học pha chế?

Học để làm

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu Euromonitor, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về các hoạt động kinh doanh đồ uống, thực phẩm. Đi cùng với điều này là sự phát triển nở rộ của nhiều thương hiệu đồ uống trong và ngoài nước xuất hiện. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành nghề pha chế đang tăng cao, bạn có thể đăng ký các khóa học đào tạo nhân viên pha chế chuyên nghiệp, nhận chứng chỉ để dễ dàng ứng tuyển vào vị trí mong muốn.

Học để kinh doanh

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có ý định xây dựng một thương hiệu kinh doanh đồ uống cá nhân thì việc tham gia các lớp học vô cùng có lợi cho bạn. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí  như thuê nhân viên pha chế hay giám sát. Bạn sẽ biết cách xây dựng thực đơn hợp lý, dễ dàng lựa chọn nguyên liệu chất lượng…

Học để kinh doanh
Luôn tươi cười vui vẻ, thân thiện và tạo thiện cảm tốt với khách hàng

Học vì sở thích

Nếu bạn học vì sở thích, học cho biết để tự tay pha chế những ly đồ uống chất lượng, dinh dưỡng cho gia đình hay bạn bè thì bạn có thể lựa chọn bất kỳ khóa học nào. Chẳng hạn, bạn có thể lựa chọn những lớp chuyên đề, lớp học theo buổi… để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Nắm vững kiến thức pha chế cơ bản

Kỹ thuật pha chế

Shaking (lắc), stiring (khuấy), blending (xay), building (rót thẳng), layering (rót tầng)… đều là những kỹ thuật cơ bản mà người pha chế cần biết, thường xuyên áp dụng trong công việc hằng ngày. Mỗi một kỹ thuật sẽ mang đến hương vị đồ uống khác nhau.

Am hiểu về các nguyên liệu pha chế

Khi kết hợp các nguyên liệu không phù hợp với nhau sẽ khiến cho hương vị đồ uống trở nên kỳ quặc, khó uống. Hoặc là bạn không biết cách xử lý nguyên liệu để loại bỏ các tạp chất, kích vị kích màu để giữ được nhiều chất dinh dưỡng, tạo nên những thành phẩm đồ uống bắt mắt. Việc am hiểu về tính chất riêng của các nguyên liệu sẽ giúp bạn “gỡ rối” dễ dàng những tình huống ngoài tầm kiểm soát.

Am hiểu về các nguyên liệu pha chế
Nắm vững kỹ thuật pha chế cơ bản, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những điều khác

Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ

Bạn sẽ không bị bỡ ngỡ ở nơi làm việc, nhanh chóng làm quen với môi trường công việc pha chế như cách sử dụng máy xay café, máy pha café, bình lắc, đồ khui rượu vang… sẽ là điểm cộng khi bạn đang trong giai đoạn thử việc.

Thuật ngữ pha chế

Bartender, Barista không chỉ tiếp xúc với khách hàng, đối tác người Việt mà còn làm việc trong những môi trường thường sử dụng song ngữ Anh – Việt.

Cách phục vụ đồ uống

Sự đa dạng của vô vàn hương vị đồ uống kéo theo sự khác nhau trong cách thưởng thức, cách phục vụ của mỗi loại. Như rượu vang, bạn phải nhớ kiểu dáng ly nào sử dụng với loại rượu vang tương ứng. Những món đồ uống nóng, đồ uống lạnh thì cần được phục vụ như thế nào để đảm bảo mùi vị đạt chuẩn.

Rèn luyện những kỹ năng cần có của người pha chế

Giữ không khí quầy Bar

Chắc có lẽ bạn đã từng nghe câu nói “If you can’t handle the heat, get out the kitchen?” (Nếu bạn không thể kiểm soát không khí quầy Bar sôi động, thì bạn không cần ở lại quầy pha chế nữa). Không hẳn là bạn sẽ nói chuyện ồn ào để tạo không khí, bạn sẽ là người pha chế luôn nở nụ cười thân thiện, chịu được áp lực khi đứng làm việc trong hằng giờ đồng hồ, bình tĩnh trước mọi tình huống và giọng nói ấm áp khi giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, năng lượng cơ thể và sự tự tin của bạn sẽ truyền cảm hứng, niềm vui khi họ được thưởng thức đồ uống ngon từ bạn làm ra.

Thành phẩm đồ uống đẹp mắt
Thành phẩm đồ uống đẹp mắt chứa đựng cả hình thức lẫn chất lượng

Trí nhớ tốt

Bartender, Barista có trí nhớ tốt sẽ thuận lợi cho việc nhận order từ khách hàng, nhớ công thức pha chế. Bạn sẽ không phải loay hoay vào thời gian cao điểm của quán, làm khách hài lòng về chất lượng phục vụ.

Bên cạnh đó, người pha chế có khả năng ghi nhớ tên khách hàng, khuôn mặt và gu chọn đồ uống sẽ tạo ấn tượng sâu sắc với họ. Có khi vì điều này họ sẽ quay lại quán của bạn lần sau.

Gọn gàng, sạch sẽ

Quầy Bar thường là nơi được thiết kế ở trung tâm quán, “show up” những điều đẹp đẽ mà người chủ kinh doanh muốn gây ấn tượng với khách hàng. Những nơi cần lưu ý vệ sinh thường xuyên, giữ khô ráo như sàn, quầy Bar, tủ mát, tủ nguyên liệu, kệ đựng ly… và các dụng cụ luôn được rửa sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

Bám sát lộ trình nghề nghiệp

Mỗi một vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng, kiến thức chuyên môn khác nhau. Từ đó, bạn sẽ có những kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, không bị cảm giác lan man khi đi trên hành trình mà bạn đang theo đuổi.

Phụ Bar: Vị trí chịu trách nhiệm chính chuẩn bị các nguyên liệu, vật liệu pha chế, hỗ trợ các Barista, Bartender trong quá trình pha chế. Là vị trí bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm pha chế.

Nhân viên pha chế: Thu nhập vị trí này từ 5 – 7 triệu đồng/tháng, làm việc tại các quán café, nhà hàng, khách sạn 5 sao…

Bar trưởng: Một số nơi Bar trưởng vẫn là người pha chế, nhưng có thêm công việc quản lý, quán xuyến các công việc thiên về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và báo cáo.

cần thái độ tích cực trong công việc
Pha chế café hay pha chế rượu đều cần thái độ tích cực trong công việc

Giám sát Thức uống: Là người chịu trách nhiệm chất lượng đồ uống khi đến tay khách hàng, phát triển và xây dựng những công thức pha chế mới mẻ.

Quản lý Thức uống: Đây là vị trí đáng mơ ước của những ai theo đuổi nghề pha chế, với mức lương trung bình trên 20 triệu đồng.

Quản lý Bar, Nhà hàng: Người quản lý không chỉ chịu trách nhiệm vận hàng, bao quát hoạt động của quán mà còn duy trì doanh thu, vận hành cách kinh doanh hiệu quả mang lại lợi nhuận cao thông qua các hình thức marketing, sale…

Dù cho bạn có bắt đầu ở vị trí nào, mục đích khi tham gia lớp dạy pha chế ra sao, chỉ cần bạn luôn cố gắng và nỗ lực theo đuổi niềm đam mê, kết quả mong đợi sẽ đến. Những điều cơ bản người pha chế cần biết sẽ giúp bạn định hình rõ nghề nghiệp, mục tiêu phát triển trong tương lai.

Điểm: 4.29 (14 bình chọn)

Tác giả: Châu Duyên Ngô Thị

Hiện đang là “Cô giáo trẻ” dạy chuyên ngành Bartender, Barista, Flair bartending, Pha chế thông dụng và Quản lý bar tại Bếp Trưởng Á Âu để truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và niềm đam mê nghề Pha chế cho hàng trăm bạn trẻ khác. Đảm nhận vai trò giám sát ẩm thực của khách sạn 5 sao Renaissance Riverside.

Bài viết liên quan

2 Bình luận cho bài viết: “3 Điều Cơ Bản Cần Biết ? Khi Tham Gia Lớp Học Ngành Pha Chế

Ý kiến của bạn

  1. Đoàn

    Em có đăng kí để nhận tư vấn nhưng không có ai gọi hết ạ!

    Trả lời

    • Beth Huỳnh

      Chào Đoàn,

      Bạn cho mình xin lại thông tin SDT, bộ phân tư vấn sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong vòng 24h nhé. Để được hỗ trợ nhanh bạn có thể gọi trực tiếp TỔNG ĐÀI TƯ VẤN (MIỄN PHÍ CƯỚC CUỘC GỌI): 1800 6148.

      Cảm ơn bạn.

      Trả lời