Một tác giả nước ngoài viết về ẩm thực, hiện đang sinh sống tại Hà Nội – Mark Lowerson đã viết: “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng trội bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này”. Không chỉ có nước mắm, các địa phương Việt Nam còn rất nhiều loại nước chấm khác nhau.
Nước mắm chấm bánh cuốn
(Ảnh: Internet)
Tỷ lệ khi pha nước chấm chua ngọt cho từng món ăn
+ Cách pha nước chấm chua ngọt ăn chả giò theo tỷ lệ 1 nước mắm nguyên chất: 3 nước sôi để nguội: 2 đường: 3 nước cốt chanh: 1 tỏi ớt băm.
+ Cách pha nước chấm thịt nướng, bánh cuốn, bánh ướt theo tỉ lệ 1 nước mắm nguyên chất: 4 nước sôi để nguội: 3 – 4 nước cốt chanh: 2 đường: 1 tỏi ớt băm.
+ Cách pha nước chấm ốc bạn pha theo tỉ lệ 2 nước mắm nguyên chất: 1 nước sôi để nguội: 2 đường: 1 tỏi ớt băm nhuyễn: ½ nước cốt chanh và thêm ½ chén con gừng giã nhuyễn. Tuy nhiên, khi pha nước chấm ốc thì bạn hòa nước mắm với nước sôi để nguội và đường trước, đun cho sôi, để nguội. Sau đó mới cho gừng, tỏi, ớt, vắt chanh và có thể thêm lá chanh thái chỉ vào nữa.
Nước chấm ốc
(Ảnh: Internet)
+ Nước chấm thịt vịt pha theo tỷ lệ 3 nước mắm: 3 nước sôi để nguội: 1 nước cốt chanh: ½ đường: 1 gừng băm nhuyễn. Nếu muốn tăng thêm độ cay thì cho thêm ớt dằm hoặc băm nhuyễn vào.
Các loại mắm – Đặc sản địa phương hấp dẫn
Nước mắm là nước chấm nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nói về mắm thì còn rất nhiều loại khác nữa. Từ cua, còng, mực, tôm, tép… đều có thể được dùng làm mắm. Mỗi vùng miền lại có những loại mắm đặc sản khác nhau.
Mắm tôm là một trong những loại mắm được yêu thích số 1 nước ta
(Ảnh: Internet)
Mắm tôm: được làm từ tôm, tép và đặc biệt là moi lên men trong suốt 6 – 12 tiếng. Nhiều người cho rằng mắm tôm khó dùng, nhưng ai lỡ nghiện thì mê vô cùng.
Mắm cái: cùng nguyên liệu là cá cơm như mắm nước, song mắm cái hay mắm cá cơm không chắt lọc nước từ thân cá mà được tẩm, ướp theo cách khác để sử dụng cả xác cá. Cá cơm là đặc sản nổi tiếng của miền Trung và được dùng nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Mắm nhum: Mắm nhum là một trong những đặc sản thú vị của Bình Định. Cách ủ mắm như sau: nhum đen bắt về, rửa sơ, cắt một vòng nhỏ trên đầu rồi, khoét lấy ruột, ủ cùng gia vị. Mắm nhum ngon là loại mắm lên màu đẹp cùng hương thơm đặc trưng.
Mắm ruốc: Là món mắm gần như đặc trưng của Huế, mắm ruốc tham gia hầu như tất cả các món ăn của vùng đất này. Song song với món mắm ruốc có màu nâu cánh gián thường thấy, vào mỗi vụ ruốc, người dân địa phương cũng không quên chuẩn bị cho mình một hũ mắm ruốc chua. Mắm ruốc chua khác mắm ruốc mặn ở ruốc được ủ với tỏi và ớt.
Mắm mực: mắm mực được làm từ những con mực còn tươi nguyên, chế biến ngay trên tàu. Mắm mực có màu hơi đenMắm sò: được là từ sò huyết. Tuy nhiều nơi có sò huyết, song chỉ có có sò huyết Lăng Cô (Huế) mới có thể chuyển mình thành món mắm có hương thơm độc đáo, dịu nhẹ cùng vị cay quyện trên đầu lưỡi.
Mắm cá: là một đặc sản vô cùng đặc biệt của vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Đa số các loại cá sông tươi ở đây đều làm mắm được nhưng ngon nhất phải kể đến các loại cá có sớ như cá lóc, cá sặc, cá linh, cá trèn, cá chốt. Không chỉ mê hoặc hương thơm đặc trưng vị ngon khó cưỡng, các loại mắm cá trên còn gắn với những món ăn đặc trưng của vùng đất này như mắm kho, bún mắm, bún cá, bún khèn…
Mắm thái: bao gồm hai nguyên liệu chính là cá lóc và đu đủ xanh (cả hai đều được xắt nhuyễn, nhiều giả thuyết cho rằng vì lý do này mà loại mắm này có tên như thế). Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.
Mắm rươi: Nếu miền Bắc có món chả rươi nổi tiếng thì tại Trà Vinh, nhất là các xã Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải, Trà Vinh thì lại nức tiếng với món mắm rươi tươi ngon, đậm đà. Cũng như cách thưởng thức cơ bản nhất của họ mắm, mắm rươi ngon nhất là cuốn chấm với thịt luộc, rau xanh.
Mắm cua đồng: những con cua đồng nhỏ được nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng, giã nhỏ, rồi quyết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh. Cuối cùng trộn đều với mắm, bột ngọt tạo thành một hỗn hợp xanh um, thơm phức, được gọi là mắm cua đồng.
Mắm ba khía: Ba khía là một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Mỗi năm ba khía chỉ tập trung một lần vào 3 – 4 đêm của tháng 10. Mắm ba khía thường ăn cơm kèm khế chua, gừng và rau thơm.
Nước chấm mắm me – Nước chấm tuyệt vời cho nhiều món ăn
Nước chấm me hay mắm me là thứ gia vị “thần thánh” cho các món như trứng vịt lộn xào me, cá kèo nướng, khô nướng… Vị chua chua lẫn với vị ngọt ngọt tạo nên một chén nước chấm sền sệt, hấp dẫn lạ kỳ. Pha nước mắm me không quá khó. Bạn áp dụng công thức như sau:
+ Cho 60gram me vắt (cục me thường được bán sẵn) dầm vào 1 chén nước ấm. Dầm cho me tơi ra thì lược bỏ xác và hột me đi.
+ Cho me vào nồi nấu, thêm 3 – 4 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm ngon, 1 chút ớt và tỏi bằm, khuấy với lửa liu riu cho nước chấm sệt lại rồi tắt bếp.
Nước mắm me chua chua ngọt ngọt
(Ảnh: Internet)
Nước chấm dường như là một thứ gia vị không thể nào thiếu trên mâm cơm người Việt. Ngoài nước mắm, ngoài mắm me, ngoài các món mắm còn có tương đậu phộng, tương bần, mẻ… đều có thể làm thành nước chấm. Còn bạn, bạn thích nhất loại nước chấm nào? Hãy chia sẻ cùng Bếp Trưởng Á Âu hoặc tham gia lớp học chuyên đề các loại nước chấm Việt Nam để được học cách pha hàng chục loại nước chấm chỉ trong 1 buổi nhé!
Ý kiến của bạn