Đến với kỳ 2, trong chuỗi bài “Những cuộc thi ẩm thực trên thế giới” lần này, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu về cuộc thi nấu ăn dành cho những Đầu Bếp chuyên nghiệp – Top Chef. Top Chef là một cuộc thi nấu ăn thực tế của Mỹ, phát sóng trên mạng truyền hình cáp Bravo lần đầu tiên năm 2006 và được sản xuất bởi Magical Elves Productions – công ty đã tạo ra Project Runway. Đến với cuộc thi, các thí sinh – đều là những Đầu Bếp chuyên nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau trong từng thử thách ẩm thực, để thể hiện với ban giám khảo các kĩ năng nấu ăn cũng như khả năng sáng tạo ra những món ăn hấp dẫn nhất, đặc sắc nhất của mình.
Người chiến thắng Top Chef sẽ có cơ hội giành được giải thưởng trị giá tới 200.000 USD
và một vị trí biên tập của tạp chí Food & Wine
Vượt qua tất cả các thách thức, người chiến thắng sẽ có cơ hội giành được giải thưởng trị giá tới 200.000 USD và một vị trí biên tập của tạp chí Food & Wine. Tính đến nay, Top Chef đã được sản xuất tại 9 quốc gia lớn, trong đó Top Chef Pháp, Bỉ và Top Chef Hà Lan đã bước sang mùa giải thứ 4. Tại Mĩ, người ta đã xây dựng thêm các phiên bản phụ của Top Chef là Top Chef Master, dành cho các Đầu Bếp đã có giải thưởng thi đấu khả năng sáng tạo món ăn mới và Top Chef Dessert chuyên thi thực hiện các món tráng miệng và các món ngọt. Các nhà sản xuất Mĩ còn công bố, họ đang nghiên cứu, kịch bản cho một phiên bản nữa là Top Chef Junior, dành cho những Đầu Bếp “nhí”.
Ba vị giám khảo thường trực trong suốt hơn 10 mùa thành công của Top Chef,
đó là Tom Colicchio, Gail Simmons, Padma Lakshmi
Nếu như là fan ruột của chương trình Top Chef, chắc hẳn khán giả sẽ không quá xa lạ với ba vị giám khảo thường trực trong suốt hơn 10 mùa thành công, đó là Tom Colicchio, Gail Simmons, Padma Lakshmi. Tất cả đều là những tên tuổi lớn trong ngành ẩm thực Mỹ và thế giới.
Ngồi ghế nóng từ mùa đầu tiên cho đến thời điểm hiên tại của Top Chef, Tom Colicchio hoàn toàn xứng đáng với vai trò “cầm cân nảy mực”. Ông là người đồng sáng lập Gramercy Tavern và nhà hàng Colicchio & Sons. Ông được mọi người kính nể khi 5 lần nhận giải thường của Tổ chức James Beard Foundation, giải thưởng được xem như giải Oscar của ngành ẩm thực Mỹ.
Giống như Tom Colicchio, Gail Simmons giữ vị trí giám khảo từ mùa 1 cho đến mùa 12. Cô là nhà văn, chuyên gia đào tạo ẩm thực và là giám đốc tạp chí Food & Wine. Cô quan niệm rằng chúng ta nên làm những gì mình yêu thích và kiểm soát nó cho dù có khó khăn gì đi nữa.
Padma Lakshmi – là host và là giám khảo của Top Chef trong 11 mùa liên tiếp. Cô sản xuất quyển sách biên soạn các công thức nấu ăn quốc tế và nhận được giải Best First Book tại lễ trao giải Gourmand World Cookbook Awards năm 1999. Cô ấy là chủ của hệ thống mạng lưới cung cấp thực phẩm Padma’s Pasport, 1 phần của hệ thống Melting Pot từ năm 2001. Padma Lakshmi đã cũng tổ chức 2 sự kiện đặc biệt ở Tây Ban Nha và Nam Ấn Độ giành cho chương trình Planet Food về ẩm thực du lịch ở Anh, phát sóng trên kênh Food Network ở Mỹ và phát quốc tế trên kênh Discovery.
Nếu so sánh với bộ 3 giám khảo của Master Chef Mỹ thì dàn giám khảo của Top Chef không nổi bật bằng, hay nói cách khác, họ chỉ tập trung vào chuyên môn của mình: đánh giá thành quả của các thí sinh. Gail dẫn chương trình không nổi trội cho lắm, chỉ có thể nói là vừa đủ chứ không tạo được bất kì hiệu ứng nào khác. Có lẽ vì tính chất của cuộc thi là chuyên nghiệp nên mức độ giải trí ít hơn. Mặc dù vậy, chương trình vẫn chiếm được cảm tình của đông đảo người xem nhờ những màn trình diễn kĩ thuật đỉnh cao, xứng tầm Top Chef.
Khác với Master Chef dành cho dân không chuyên, Top chef là cuộc thi của Đầu Bếp chuyên nghiệp
Bên cạnh đó, khác với Master Chef dành cho dân không chuyên, Top chef là cuộc thi của Đầu Bếp chuyên nghiệp. Vì vậy, cuộc thi này không chỉ khai thác những kịch tính của cuộc chiến trong căn Bếp mà còn xen kẽ những câu chuyện trong đời sống thường ngày, những xích mích, va chạm giữa các thí sinh.
Top Chef có 18 tập, mỗi tập diễn ra trong vòng 45 phút. Một tập có 3 vòng: Quickfire challenge (Vòng thi tốc độ), Elimination challenge (Thử thách loại trừ) và Judge’s table (Nhận xét của ban giám khảo). Riêng tập cuối không theo format chung.
Trong Quickfire Challenge, các thử thách thường sẽ làm theo một chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định như làm món tráng miệng với nguyên liệu là kẹo, làm bánh cưới, cupcake hay test các kĩ thuật như sóc chảo, làm nước sốt Âu, làm khuôn bánh tar… Người chiến thắng vòng thi này sẽ được quyền miễn trừ cho vòng thi loại trù hoặc thưởng tiền. Vòng này chủ yếu để kiểm tra kĩ năng quản lý thời gian, khả năng chịu áp lực và ứng biến của Đầu Bếp.
Tập cuối của Top Chef thường còn lại 2 Đầu Bếp
Đối với vòng thi Elimination challenge, các chủ đề đưa ra sẽ tập trung phô diễn tính sáng tạo, kĩ thuật bậc cao của thí sinh trong những thử thách khó hơn, đẳng cấp và thực tế hơn như thiết kế thời trang (Váy ăn được), bán đồ ăn quyên tiền cho các câu lạc bộ, mở cửa hàng bánh ngọt, làm vật trưng bày, làm 200 món tráng miệng theo chủ đề – đen trắng… Đến phần nhận xét, Host Gail thường sẽ gọi ra 2 top 3: 1 top 3 xuất sắc nhất và 1 top 3 tệ nhất. Thường top giỏi sẽ được gọi lên trước nhưng cũng có khi là ngược lại (Vậy nên các thí sinh cứ bị gọi tên là run vì không biết món của mình ngon hay dở). Thắng vòng thử thách, thí sinh sẽ được tặng một số tiền khá lớn và tất nhiên nếu tác phẩm tệ nhất thì sẽ phải ra về.
Tập cuối của Top Chef thường còn lại 2 Đầu Bếp. Thông thường tập này không có vòng Quickfire. Hai Đầu Bếp được tự do tranh tài với nhau để tìm ra người xuất sắc nhất. Họ có thể tự thực hiện một mình hoặc được hỗ trợ bởi những Đầu Bếp khác tùy vào lựa chọn của ban tổ chức ở mỗi mùa.
Hiện nay, Top Chef Mỹ đã ra mắt khán giả tại Việt Nam với phiên bản Top Chef VietNam tên tiếng Việt là Đầu Bếp Thượng Đỉnh.
Bạn đam mê ẩm thực, muốn tìm hiểu về những cuộc thi ẩm thực trên khắp Thế Giới, hãy đón xem các kỳ tiếp trong chuỗi bài “Những cuộc thi ẩm thực trên thế giới” tại website của Hướng Nghiệp Á Âu để khám phá những cuộc thi ẩm thực thú vị nhé!
Theo wikipedia
Ý kiến của bạn