Rẽ hướng, tìm một công việc mới ở tuổi 30 là không hiếm. Nếu đang ở trong tình trạng không biết nên học nghề gì ở tuổi 30, hãy tham khảo những công việc dưới đây bởi nó có thể sẽ phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
Quyết định học – làm nghề gì ở tuổi 30 phải hết sức nghiêm túc, cẩn thận
(Ảnh: Internet)
Chuẩn bị gì khi tìm việc ở tuổi 30?
Tuổi 30, bạn có kinh nghiệm làm việc, có những kỹ năng trong tiếp nhận tình huống, xử lý vấn đề, giao tiếp với đồng nghiệp và vượt qua những áp lực trong công việc.
Tuy nhiên, nhảy việc là một quyết định không hề đơn giản. Trước hết, bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, vừa để đối diện với các nhà tuyển dụng, vừa để vượt qua những ánh nhìn có vẻ dò xét của mọi người xung quanh về quyết định nghỉ việc hay bắt đầu học nghề ở độ tuổi này.
Chúng ta cũng cần có một quyết tâm và đam mê thực sự mãnh liệt để học thêm về chuyên môn mới. Điều này là vô cùng cần thiết và cũng đặc biệt quan trọng. Rõ ràng, chúng ta không có quá nhiều thời gian để mắc sai lầm, để “từ từ”. Do đó, học gì, làm gì phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Và tất nhiên, bạn cũng cần có tài chính đủ để trang trải thời gian đầu chuyển hướng.
Nếu công việc hiện tại khiến bạn mệt mỏi vì chán nản, không còn sức sáng tạo, không muốn cố gắng và cơ hội để thăng tiến, tăng thu nhập gần như “bế tắc”, lúc đó hãy suy nghĩ đến việc “làm lại từ đầu”.
Có 2 định hướng nghề nghiệp cho người trước ngưỡng 30 tuổi. Đó là học một nghề mới và làm việc cho doanh nghiệp/tổ chức nào đó hoặc tự kinh doanh. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn.
Nghề đầu bếp/ Kinh doanh quán ăn
Nghề bếp gần như không quá phân biệt về lứa tuổi lao động. Việc học tập chuyên nghiệp để trở thành đầu bếp hiện nay mất trung bình khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khóa cơ bản 2 – 3 tháng, học viên đã có đủ điều kiện, chuyên môn và kỹ năng để bắt đầu đi làm.
Nghề nấu ăn để làm đầu bếp hoặc kinh doanh có thể là lựa chọn phù hợp
Nếu bạn đã có được một số vốn nhất định và thích chuyển hướng sang tự kinh doanh, khởi nghiệp ở tuổi 30 bằng cách mở quán ăn hoặc nhà hàng ẩm thực cũng là một hướng đi tốt. Lúc đó, việc học nấu ăn cũng vô cùng cần thiết vì khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tính chất, cách thức và quy trình để làm được một món ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng được học thêm về cách set up thực đơn cũng như cách quản lý bộ phận bếp, lên ý tưởng kinh doanh, tính toán các chi phí…
Thợ làm bánh/Kinh doanh tiệm bánh
Tương tự như nghề nấu ăn, nghề làm bánh cũng cần thời gian để bạn trau dồi kiến thức về các dòng bánh và tự tay thực hiện chúng là khoảng 2 tháng. Từ những nền tảng cơ bản, bạn có thể học nâng cao để biết được đa dạng các loại bánh theo xu hướng trên thế giới hoặc tự học qua sách vở, internet.
Kinh doanh bánh ngọt/bánh mặn cũng đang phổ biến. Bạn có thể bắt đầu từ bán hàng online, sau đó tích lũy vốn và cả kinh nghiệm, tay nghề để mở tiệm. Nếu đầu tư nghiêm túc và thực sự kiên trì với định hướng này, bạn có thể mang về thu nhập không dưới 15 triệu đồng/tháng.
Nghề thợ may
Nhiều người cho rằng công việc may vá vốn chỉ phù hợp với nữ. Tuy nhiên, cũng như hai nghề đã gợi ý như trên, nam giới vẫn hoàn toàn có thể thành công ở lĩnh vực này.
Có nhiều trung tâm nhận dạy nghề may
(Ảnh: Internet)
Nghề may mặc cũng có nhiều khóa học nhỏ như may mặc dạo phố, gia đình hoặc may thời trang chuyên nghiệp tại các công ty, trang phục công sở, váy cưới, veston, đồ tây… Mỗi khóa học kéo dài khoảng 3 tháng. Nếu bạn muốn theo học nâng cao (váy cưới, veston…) thì mất khoảng 6 tháng học nghề.
Make up
Bạn cho rằng trang điểm chỉ phù hợp với giới trẻ? Điều đó không sai, nhưng lại là một góc nhìn hẹp. Nghề make up phù hợp với tất cả những ai thích làm đẹp, có sáng tạo và nhạy bén với các xu hướng làm đẹp.
Nghề make up có thể xem là một nghề tay trái nhưng cũng hoàn toàn có triển vọng để xem là một nghề chính. Học nghề chỉ mất khoảng 1 – 2 tháng. Nếu nhanh nhạy, bạn sẽ đi từ việc nhận make up tại nhà, làm cho các salon đến mở tiệm và làm giàu với nghề.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với việc làm nail để mở tiệm.
Nhu cầu chăm sóc sắc đẹp mở ra rất nhiều triển vọng cho các nghề liên quan
(Ảnh: Internet)
Làm các công việc liên quan đến sư phạm, đào tạo
Thực chất công việc này không hẳn là nhảy nghề mà chỉ mang tính chất đổi định hướng để phù hợp hơn với hướng đi lâu dài và ổn định nhưng vẫn gắn với chuyên môn cũ. Chẳng hạn, sau một thời gian khá dài làm văn phòng, bạn có thể chuyển hướng thành giáo viên ngoại ngữ tại các trung tâm. Hoặc kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp bạn rất am hiểu về sản phẩm của công ty, từ đó có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc chuyên viên đào tạo trong lĩnh vực giáo dục…
Đặc biệt đối với hướng tự làm chủ, khởi nghiệp sau 30 tuổi dễ thành công hơn bởi bạn có sự từng trải và am hiểu ít nhiều về thị trường lao động sau thời gian đi làm trước đó. Bạn cũng có khả năng làm chủ hơn và có vốn tích lũy đủ để thực hiện công việc kinh doanh.
Chúc bạn sẽ vững chãi và thành công với con đường của mình!
Ý kiến của bạn