Bài học Trang trí món Việt theo phong cách hiện đại đã mang lại cho các học viên lớp Nghiệp vụ Bếp trưởng nhiều kiến thức, kỹ năng quan trọng cùng những giây phút thỏa sức sáng tạo.
Với người đầu bếp mà đặc biệt là các đầu bếp chuyên nghiệp, trang trí hay décor là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Đó không chỉ là nền tảng giúp các đầu bếp “hô biến” món ăn trở thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, lôi cuốn thực khách mà còn giúp họ thể hiện sự sáng tạo và định hình phong cách cũng như tay nghề của mình.
Học viên lớp Nghiệp vụ Bếp trưởng học trang trí món Việt theo phong cách hiện đại
Trang trí món ăn có cần nguyên tắc?
Nhìn những món ăn được trang trí cầu kỳ, tinh tế theo đủ hình thức, phong cách mới lạ trong các nhà hàng, quán ăn… có thể bạn sẽ nghĩ mọi thứ đều được sắp đặt thật tự do, ngẫu hứng theo sáng tạo của đầu bếp. Thế nhưng để tạo nên những “tác phẩm nghệ thuật” đó, mỗi đầu bếp đều phải áp dụng những kỹ thuật trang trí và tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Trang trí món ăn cần dựa trên những nguyên tắc căn bản quan trọng
Theo đó, các học viên đã được cung cấp những kiến thức quan trọng về nguyên tắc và bố cục trong trang trí món Việt theo phong cách hiện đại. Đồng thời, giảng viên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm vững kỹ thuật lựa chọn, sơ chế và bảo quản nguyên vật liệu trước khi hướng dẫn học viên các kỹ thuật tạo hình nguyên vật liệu trong trang trí món ăn một cách tỉ mỉ nhất.
Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn, sơ chế và
bảo quản nguyên vật liệu trước khi trang trí
Không chỉ tuân thủ các nguyên tắc về bố cục, màu sắc, nguyên vật liệu khi dùng trang trí món ăn cũng cần đảm bảo sự an toàn (sử dụng các nguyên liệu ăn được, không gây độc hay biến đổi tính chất món ăn…), đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho món chính. Ngoài ra, giảng viên còn mở rộng kiến thức bài học khi hướng dẫn học viên kỹ thuật kéo đường, tạo nên những khối hình trang trí mới lạ, bắt mắt và độc đáo.
Hướng dẫn học viên kỹ thuật kéo đường
Nâng tầm món Việt bằng các kỹ thuật trang trí theo phong cách hiện đại
Để mỗi món ăn không đơn điệu mà trở nên lôi cuốn, người đầu bếp cần biết cách tận dụng và kết hợp mọi nguyên liệu có thể để tạo nên những hình khối, màu sắc hài hòa trong mỗi món ăn. Đặc biệt, trong trang trí các món ăn truyền thống Việt Nam theo phong cách hiện đại, học viên được hướng dẫn để nắm được những lưu ý cốt lõi nhằm vừa làm tôn lên vẻ đẹp của ẩm thực dân tộc mà vẫn thể hiện màu sắc mới lạ mang hơi hướng của ẩm thực Âu.
Bài học càng thêm bổ ích khi giảng viên kết hợp cho học viên vừa nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, vừa kết hợp thực hiện kỹ thuật sơ chế, chế biến đã học và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong trang trí món ăn Việt thông qua 2 set menu gồm:
- Set menu 1: Tôm chiên dừa hoàng kim; Bò nướng ống tre; Chè trái cây nhiệt đới.
- Set menu 2: Gỏi củ sen hạnh nhân tôm thịt; Cơm chiên dừa non gà nướng; Bánh chuối bọc nếp nướng.
Các học viên lần lượt được hướng dẫn ứng dụng tự thực hành và trang trí món ăn theo từng nguyên liệu cụ thể với nhiều cách độc đáo như: kết hợp màu sắc từ nhiều nguyên vật liệu phong phú; tạo kết cấu theo hình khối, đường cong; tạo chiều sâu hay xếp tầng, tận dụng nước xốt để vẽ trang trí…
Học viên thực hành trang trí
Ngoài ra, các học viên cũng được biết thêm nhiều mẹo, bí quyết hay để biến những món Việt vốn thân quen trở nên mới mẻ, hấp dẫn trong suốt buổi học.
Nhìn lại thành phẩm thực hành và các kiến thức, kỹ năng được cung cấp trong bài học, mỗi học viên đều tràn đầy hứng khởi và say mê. Chắc hẳn, đây sẽ là một trong những bài học bổ ích để mỗi học viên có thêm động lực cho niềm đam mê nấu ăn và chắp cánh cho tinh thần sáng tạo trong công việc sau này.
Để tham gia các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp, thú vị và bổ ích như vậy, bạn có thể để lại thông tin tại form đăng ký hoặc gọi điện về tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Ý kiến của bạn