Các Món Truyền Thống Việt Các Đầu Bếp Cần Phải Biết

Biết chế biến càng nhiều món ăn càng tạo nên lợi thế lớn cho đầu bếp. Đặc biệt đối với lĩnh vực chuyên về món Việt, bạn luôn phải “thủ” trong mình một danh sách dài các món Việt đặc sắc, được nhiều thực khách yêu thích. Ngoài Phở, các món bún, bánh mì… còn món ăn Việt Nam nổi tiếng nào mà đầu bếp cần phải học nữa?

Nem công chả phượng
Nem công chả phượng dưới bàn tay của đầu bếp

Xưa nay nhắc đến những món ăn Việt Nam nổi tiếng thế giới, không chút ngần ngại, chúng ta sẽ “xổ” ngay một list dài các món đã được thực khách quốc tế biết đến, nổi tiếng cả ở nước ngoài, được nhiều tạp chí du lịch uy tín bình chọn. Nhưng, vẫn còn rất nhiều món ăn khác cũng phổ biến trong thực đơn nhà hàng và gần gũi với nhiều thực khách trong nước.

Các món gỏi

Gỏi gần như trở thành khai vị “bất di bất dịch” trong mọi bữa tiệc lớn – nhỏ ở nước ra. Gỏi là tên gọi chung và có rất nhiều món khác nhau. Phổ biến nhất có gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi rau càng cua, xoài xanh trộn sứa, ngũ sắc, gỏi gà xé, nộm tai heo… Tùy từng quy mô buổi tiệc hoặc nhà hàng mà sẽ có sự điều chỉnh nguyên liệu cũng như  décor kiểu cách khác nhau.

Nguyên liệu chính rất quan trọng để làm nên món ăn này. Song xốt trộn và nước chấm gỏi mới làm nên điều kỳ diệu cho đĩa thức ăn ngỡ như hết sức bình dị. Các đầu bếp cứ “thâu tóm” được 2 công thức này thì thành công đến 80%.

Các món gỏi
Gỏi rất nổi tiếng trong số các món khai vị
(Ảnh: Internet)

Nem công chả phượng

Nem công chả phượng là món ăn truyền thống của Việt Nam đậm chất cổ truyền bởi nó đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước, đặc biệt chỉ có ở nơi cung đình. Ngày nay, món ăn được phục vụ nhiều trong những nhà hàng cao cấp hoặc được các gia đình kỳ công trong cách nấu các món ăn việt nam cho ngày Tết.

Món nem công chả phượng hiện đã được “cải tổ” rất nhiều bởi nguyên liệu gốc gác của nó là từ chim công thì rất khó kiếm. Thay vào đó, nem công được gói chủ yếu từ tôm và thịt. Chả phượng được khéo léo làm lại từ giò sống với các loại rau, củ quả màu sắc. Quan trọng và cũng kỳ công nhất chính là phần cắt tỉa thành hình công – phượng rất tinh xảo. Đó cũng là một kỹ năng rất cần thiết mà các đầu bếp Việt cần phải trang bị.

Món nướng 3 miền

Nhắc đến món nướng, có lẽ Bếp Trưởng xin đề xuất 3 cái tên đại diện cho 3 miền: miền Nam với cá lóc nướng trui, miền Trung có nem nướng và thịt nướng riềng mẻ cho miền Bắc.

Mỗi món ăn đều có những nét riêng rất đặc trưng của ẩm thực vùng miền. Chẳng hạn cá lóc là đặc sản của miền sông nước, gói trong lớp giấy bạc hoặc xiên cá bằng cây, vùi vào rơm rồi nướng.

Nem trở thành thứ biểu tượng khó lòng đánh ngã được ở xứ miền Trung. Món nem nướng phủ mỡ hành chấm nước mắm, cuốn bánh tráng, ăn kèm với bánh hỏi hay kẹp bánh mì… đều thấy ngon. Miếng nem dai, thơm phức mê lòng.

Nem lụi Huế

Nem lụi Huế là món ăn được Hoàng gia Thái Lan yêu thích

Nếu lấy món ăn miền Bắc làm chủ đạo thì đừng dại mà bỏ qua món thịt nướng riềng mẻ. Công thức làm xốt ướp khá phức tạp, trong đó trội nhất là hương thơm hơi hăng của sả, vị chua của mẻ nuôi từ cơm và đặc biệt thơm, đậm nhất chính là mắm tôm. Những nguyên liệu này, khó lòng mà tìm thấy ở nước ngoài.

Các món lẩu

Có thể nói không ở đâu mà người dân lại chuộng lẩu như ở các nước châu Á và người Việt Nam chúng ta cũng thế. Nói đơn giản, gần như chỉ cần vài thứ rau quen thuộc cũng có thể làm thành nồi lẩu. Nói xa xôi, lẩu cũng trở nên quen mặt trong menu của các nhà hàng lớn nhỏ.

Lẩu Việt Nam cũng tùy biến khác nhau trải dọc miền địa lý. Ví dụ lẩu trâu nhúng mẻ Hà Nội, lẩu cá hồi Sapa, lẩu lươn bung xứ Nghệ, lẩu bò, lẩu gà lá giang miền Trung hay lẩu mắm, lẩu cá chua cay của miền Cửu Long…

Các món lẩu
Những món lẩu dường như đã không thể thiếu trong mỗi buổi tiệc

Các loại nước chấm

Món ăn Việt Nam đơn giản, nhưng luôn có sự hấp dẫn riêng. Một trong số đó phải kể về nước chấm. Nước chấm Việt có rất nhiều kiểu pha, nhiều kiểu nêm nếm. Miền Nam thích vị ngọt, miền Trung thiên hướng cay nồng và miền Bắc thích đậm đà, hơi mặn.

+ Nước mắm chua ngọt: chấm các món gỏi, bánh tráng cuốn, cá nướng…

+ Nước mắm kẹo: ăn cơm tấm

+ Nước mắm gừng: dùng cho món hải sản, ốc, thịt gia cầm, thịt gia súc như các món ngon từ bò, dê, cừu…

+ Nước mắm me: các món chiên bột (lươn chiên bột, ếch chiên bột, cá chiên bột), khô (cá khoai, cá kèo) hoặc dùng để ứng dụng vào làm xốt cho món cua rang me, tôm rang me, sò huyết rang me…

Để nấu tốt những món ăn đặc trưng của Việt Nam, có lẽ ai đã từng thử qua mới thấy, không hề đơn giản. Nhất là ở bước chọn loại nguyên liệu nào và nêm như thế nào cho hợp khẩu vị địa phương. Dù là đầu bếp chuyên nghiệp trong các nhà hàng hay tự mở quán kinh doanh, bạn đều phải nắm vững được những nguyên tắc đó để cho ra được những thành phẩm hợp ý thực khách.

Để nâng cao tay nghề nấu ăn có rất nhiều cách như tự học, xem công thức online hoặc tham gia học chế biến các món Việt đẳng cấp tại trường, lớp, trung tâm. Tất cả những món ăn truyền thống đến hiện đại đặc trưng của ẩm thực chúng ta đều được dạy trong chương trình Bếp trưởng Bếp Việt. Có được những nền tảng nấu chuyên nghiệp, Bếp Trưởng tin chắc rằng tay nghề của bạn sẽ lên trình rất nhiều.

Điểm: 4.6 (19 bình chọn)

Tác giả: Beth Huỳnh

Beth Huỳnh Biên tập viên của Bếp Trưởng Á Âu .Từng tham gia lớp học nữ công gia chánh tại trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế, am hiểu về ẩm thực truyền thống trong và ngoài nước. Hiện đang làm chủ kinh doanh chuỗi quán ăn tại TPHCM. Hy vọng với những gì mà Beth Huỳnh chia sẻ ở đây có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về văn hóa ẩm thực, những kỹ năng nấu ăn cơ bản.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn