Sous Chef Quốc Lâm

sous chef quốc lâm

Tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nha Trang, làm ông chủ một quán ăn nhỏ, theo học nghề bếp chuyên nghiệp, đảm nhận vị trí Sous Chef của nhà hàng 5 sao thuộc Champa Group Nha Trang… chính là chuyến hành trình thanh xuân tươi đẹp của anh Quốc Lâm. Ở đó, anh được sống hết mình với tình yêu và niềm đam mê mãnh liệt dành cho nghề bếp.

Anh Quốc Lâm là cựu học viên khóa Nghiệp vụ Bếp trưởng K352 tại Hướng Nghiệp Á Âu. Hiện nay, anh đang đảm nhận vị trí Sous Chef của nhà hàng Kubera thuộc Tập đoàn Champa Group Nha Trang. Nếu ai đã từng bước vào căn bếp tại các nhà hàng, khách sạn lớn sẽ hiểu hết những áp lực, khó khăn của người đầu bếp để cho ra những món ăn hoàn mỹ. Thế nhưng, nghề bếp chưa bao giờ quá khó khăn với Sous Chef Quốc Lâm bởi vì quá yêu, quá đam mê mọi trở ngại dường như là động lực thôi thúc anh vượt qua. Hãy cùng tôi lắng nghe câu chuyện của anh Quốc Lâm để hiểu rằng, niềm cảm hứng đẹp nhất của cuộc sống sẽ luôn đến từ những khát vọng đơn giản và bình dị.

Chỉ có 1 giấc mơ

Sau tốt nghiệp THPT, anh xin bố mẹ không thi vào đại học để theo đuổi nghề bếp tuy nhiên gia đình không đồng ý. Trong mắt bố, con trai không thích hợp với nấu ăn. Trong mắt mẹ, một đứa con có học lực giỏi sao không trở thành bác sĩ mà lại chọn đầu bếp. “Thật sự khó khăn” chính là câu nói anh bật lên trong nghẹn ngào khi nhắc đến khoảng thời gian này. Tôi cảm nhận được những áp lực đè nặng lên tâm lý của một chàng trai 18 tuổi khi đứng trước ngưỡng cửa vào đời. Nên chọn điều mình muốn hay chọn điều bố mẹ muốn?

Để bố mẹ vui lòng, đại học chính là lựa chọn tiếp theo nhưng chưa phải là lựa chọn cuối cùng. Trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường đại học, anh Quốc Lâm đã tìm kiếm những công việc làm thêm liên quan đến nấu ăn để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm. Phụ bếp ở quán ăn to, quán ăn nhỏ, đi theo các đoàn nấu đám cưới, đám tiệc… không nề hà những khó khăn, anh vẫn miệt mài theo đuổi giấc mơ của mình.

 Không ai có quyền tước bỏ giấc mơ

Sau 4 năm đại học, anh không làm việc tại ngư trường nuôi trồng thủy sản như bạn bè mà chọn các nhà hàng là nơi mình tiếp tục học hỏi, trau dồi kiến thức nấu ăn. Từ số vốn tích góp được, anh Quốc Lâm mở quán ăn tự kinh doanh. Đây cũng chính là cách để anh hiểu hơn về thực khách, những điều họ mong muốn khi trải nghiệm ẩm thực hay đầu bếp cần gì để món ăn nhận sự đánh giá cao hơn. 7 năm chỉ với 1 giấc mơ, 7 năm chỉ với một mục tiêu và 7 năm chuẩn bị để quyết đứng ở những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp chảo – lửa.

Chọn hướng đi đúng

Quyết định đăng ký học nghề bếp một cách chuyên nghiệp, bài bản để tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời anh. Và, Hướng Nghiệp Á Âu chính là nơi anh bắt đầu giấc mơ theo đuổi con đường nghề bếp chuyên nghiệp. Anh chia sẻ: “Tại thời điểm ấy nghĩ bản thân mình giỏi vì đã đi làm khá lâu nhưng đến khi bước vào lớp học mới thấy những gì mình đang có là quá nhỏ bé so với vốn kiến thức ẩm thực rộng lớn ngoài kia”.

Trò chuyện với anh Quốc Lâm, tôi cảm nhận được nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến không mệt mỏi và sự khiêm tốn đáng nể phục. Với anh, thành công hiện tại không phải là vị trí Sous Chef của một trong những tập đoàn kinh doanh ẩm thực lớn tại Nha Trang, không phải mức lương đáng mơ ước, không phải sự kiêng nể của đồng nghiệp… mà chính là bản thân đã chọn đi đúng hướng, thay đổi tư duy đúng thời điểm.

Đóng cửa quán ăn, khăn gói vào TP. HCM học nghề bếp chuyên nghiệp là hướng đi mà anh cho là đúng nhất trong cuộc đời của mình. Bản thân phải bước vào gian bếp 5 sao để tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp là cách thay đổi tư duy tích cực nhất của anh. “Nếu chấp nhận an phận, chắc giờ này mình vẫn là một người đứng xóc chảo trong một quán nhậu bên bờ kè, mãi là con ếch ngồi ở đáy giếng đó mà thôi”.

Sống chết vì nghề

Với tinh thần “sống chết vì nghề”, anh quyết tâm học hỏi thật nhiều. Tại Hướng Nghiệp Á Âu, từng lời giảng của thầy cô, từng kiến thức nghề bếp luôn khắc sâu trong tâm trí anh. Đến tận bây giờ, cách tổ chức một buổi học tại Hướng Nghiệp Á Âu cũng đang được anh áp dụng cho môi trường làm việc thực tiễn của mình. Điều mà anh tâm đắc nhất vẫn là bài học về đạo đức của người đầu bếp, mọi món ăn đều phải được làm từ tâm.

Những bài học giá trị

Lúc hạnh phúc nhất của người đầu bếp là khi đưa ra một món ăn và khách hàng khen đẹp, ngon,  nhìn thấy sự hài lòng từ họ. Buồn nhất vẫn là những đánh giá không cao về món ăn vì cảm thấy bản thân chưa làm hài lòng được “thượng đế” của mình. Bên cạnh kiến thức tích lũy trong quá trình làm việc, từ trường lớp… khách hàng cũng chính là “người thầy” mang đến cho anh nhiều bài học giá trị, thôi thúc bản thân hoàn thiện và sáng tạo hơn.

Những món ăn mới được anh đưa vào thực đơn đều nhận được đánh giá cao từ khách hàng. Đó là những sáng tạo dựa trên nền tảng kiến thức và mong muốn từ thực khách. “Đừng khó chịu với những lời khen chê từ khách, đó là họ đang giúp ta tốt hơn”. Áp lực từ khách cũng chính là cách mà anh nhìn nhận lại bản thân mình đã làm được gì và cần sửa chữa gì.

Áp lực từ khách hàng

“Làm là phải tiến nữa, phải nhìn lên những bậc thang cao hơn để bước lên”, tôi tin chắc rằng, con đường phía trước của anh sẽ không dừng lại ở vị trí công việc hiện tại. Chúc cho dự định về một chuỗi nhà hàng do mình làm chủ, trở thành một giảng viên ẩm thực để truyền lại những gì đã tích lũy được cho các bạn trẻ đam mê ẩm thực của anh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Điểm: 4 (14 bình chọn)

Tác giả: Beth Huỳnh

Beth Huỳnh Biên tập viên của Bếp Trưởng Á Âu .Từng tham gia lớp học nữ công gia chánh tại trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế, am hiểu về ẩm thực truyền thống trong và ngoài nước. Hiện đang làm chủ kinh doanh chuỗi quán ăn tại TPHCM. Hy vọng với những gì mà Beth Huỳnh chia sẻ ở đây có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về văn hóa ẩm thực, những kỹ năng nấu ăn cơ bản.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn