Nét Đặc Trưng Của Ẩm Thực Trung Hoa

Nổi tiếng thế giới bởi sự kết hợp, biến hóa tài tình giữa nguyên vật liệu, gia vị, màu sắc, ẩm thực Trung Hoa còn khiến bao người bị mê hoặc bởi những đặc sắc trong thói quen ăn uống như sau.

Sự toàn vẹn trong món ăn

Người Trung Hoa rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ và có nguyên tắc để mọi việc trong cuộc sống được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp trở lại hình dạng ban đầu trên đĩa để.

Cá điêu hồng hấp tàu xì

Cá hấp tàu xì trọn vẹn hấp dẫn.

Món ăn phải đảm bảo có màu sắc đẹp, hương thơm ngào ngạt làm say đắm lòng người, tươi ngon cùng cách trình bày thu hút, ấn tượng. Giúp ẩm thực Trung Hoa khác biệt so với ẩm thực thế giới còn nhờ những nguyên liệu thêm như thảo mộc, các vị thuốc bắc, hải sâm…

Đa văn hóa trong một tổng thể

Người Trung Hoa sử dụng rất nhiều thịt, đặc biệt là thịt heo. Tuy nhiên, với sự rộng lớn của mình, sự phong phú đa dạng cũng được mỗi vùng miền mang một nét đặc trưng khác nhau. Vùng phía nam Trung Hoa, người Quảng Đông dùng các và hải sản rất nhiều, còn ở phía bắc, người Kinh Bắc lại ăn nhiều thịt hơn. Nằm ở vùng trung tam của Trung Hoa, các món ăn của vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác. Còn người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Hoa) có thức ăn chính là ngũ cốc, rau và một ít thức ăn phụ từ thịt.

Dù vậy, thói quen ăn uống của người Trung Hoa cũng tương tự người Việt là ăn nóng và chín cùng chế độ ăn đông người, trên kính dưới nhường.

Nét tinh tế giữa hương, sắc, vị và cách bày biện

Đồ ăn Hoa nổi tiếng vì sự cầu kỳ, và các đầu bếp lão làng thường cho rằng nguyên nhân chính là từ những yêu cầu phải có sự phối hợp hài hòa, tinh tế giữa 4 yếu tố: hương, sắc, vị và cách bày biện.

Món hoa để cao cách trình bày

Món Hoa đề cao sự bày trí, sắp xếp.

Khi chế biến món ăn, người đầu bếp phải làm sao cho món ăn có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi và cách trình bày phải thật ấn tượng, thu hút. Mặc dù ăn là thưởng thức hương vị, nhưng với người Hoa, ăn một món ăn không được trang trí, màu sắc không đẹp, thiếu thẩm mĩ thì món ăn đó hoàn toàn không đạt yêu cầu.

Cái đẹp bao giờ cũng được nhìn thấy đầu tiên, là lý do khi nhìn một món ăn đẹp, dù chưa biết ngon hay không nhưng cũng đủ để lôi cuốn, khiến người khác thèm thuồng. Chính vì có những quy tắc khắt khe như vậy nên chế biến món ăn của người Hoa không đơn thuần là nấu nướng nữa mà trở thành một môn nghệ thuật, và khi đó những đầu bếp chính là “nghệ sĩ”.

Tập quán ăn uống vùng miền

Cũng như đa phần các nước phương Đông khác, Trung Hoa là đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa chính là gạo (hay mì hoặc màn thầu) và các loại rau, thịt, cá…

Một số nền ẩm thực đặc sắc như Bắc Kinh, một mâm cơm ít nhất phải 18 món, 8 bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Tại tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Hoa) khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi có cặp, tức là một món ăn sẽ có 1 đôi. Cỗ cưới hỏi, tiệc tùng, gặp mặt, đính hôn… là mâm cỗ sung tung nhất, từng món ăn đại diện cho một mục đích, ý nghĩa. Chẳng hạn món thứ nhất là món thịt đỏ – mong mọi điều may mắn, món thứ hai “gia đình phúc lộc”, món thứ 3 có ngụ ý “yêu nhau đến bạc đầu”…

Mâm tiệc của người bắc kinh

Các mâm tiệc của người Bắc Kinh phải có ít nhất 16 món.

Các thói quen, tập quán cũng được hình thành ở từng vùng, từng khu vực khác nhau. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích ăn đồ cay, người Sơn Đông thích ăn đồ tươi, ít dầu mỡ. Người Quảng Đông thích ăn đồ nhạt còn trình bày cầu kỳ và bắt mắt nhất thì không đâu sánh bằng Giang Tô. Bên cạnh đó, người Bắc Kinh ăn nhiều nhất các món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm ngon được chế biến từ đồ ăn tươi.

Không đơn giản mà Trung Quốc được xem là một trong 10 nền ẩm thực nổi tiếng thế giới. Nhiều món ăn truyền thống của đất nước này có mặt ở khắp các quốc gia trên hành tinh và được rất nhiều người yêu thích, mang lại cơ hội phát triển quán ăn, nhà hàng. Những món ăn như vịt quay Bắc Kinh, canh cá Giang Tô, đậu phụ Tứ Xuyên hay các món dimsum đã góp phần làm nên sự vẻ vang đó.

Trong chuyên mục văn hóa ẩm thực, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với bạn đọc các nét văn hóa đặc sắc của những đất nước nổi tiếng trên thế giới như văn hóa ẩm thực Pháp, Ý, Nhật, Mexico và tất nhiên không thể thiếu Việt Nam. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Điểm: 4.09 (21 bình chọn)

Tác giả: Chương Minh Hiếu

Đầu Bếp The WaterFront Restaurant, hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm CTY Maggi, từng tham gia làm chương trình ẩm thực cùng nhiều kênh truyền hình và tạp chí món ngon mỗi ngày. Hiện đang là trợ giảng trường đào tạo nấu ăn, đầu bếp chuyên nghiệp với 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Bếp Nóng, Hy vọng có thể chia sẻ lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình cho thế hệ đầu bếp trẻ.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn