Khi mở quán bún riêu cua, điều chúng ta quan tâm nhất có lẽ vẫn là lợi nhuận. Nhưng trước đó, bạn cần đầu tư hết sức vào chất lượng của món ăn. Bún riêu cua có ngon, đầy đặn, có đảm bảo vệ sinh cũng như lợi ích người dùng thì giá dù có hơi cao vẫn khiến thực khách “xếp hàng”. Dưới đây, Bếp Trưởng Á Âu sẽ chia sẻ cùng bạn một số bí quyết trong kinh doanh bún riêu cua để luôn đắt khách.
Một quán bún riêu đông khách nhờ chất lượng ngon và thái độ phục vụ tốt
(Ảnh: Internet)
Khi mở quán bún riêu thì phải đặt chất lượng món ăn lên hàng đầu, sau đó phải quan tâm đến các yếu tố khác như mặt bằng, thái độ phục vụ, giá cả… Tiếp theo đó, bạn cần phải hiểu được trong mở quán, thực khách “sợ” nhất, “ngán” nhất điều gì để phòng tránh. Nhiều người cho rằng, mở quán ăn phải có “duyên”. Điều đó không sai. Song, chính sự nỗ lực và cách hành động của bạn mới quyết định nhiều đến thành công của bạn.
Bán bún riêu cua có lãi không?
Bún riêu cua khác với một số món bún khác như bún đậu mắm tôm, bún chả, bún ốc… ở chỗ giá thành nguyên liệu khá đắt đỏ, vì thế mà giá bán ra đôi khi cũng có phần cao hơn. Hiện nay, một tô bún riêu cua giá bình dân đã 25.000 – 30.000 đồng/tô, có những nơi có thể chênh lệch hơn, khoảng 35.000 – 40.000 đồng/tô.
Trung bình sau khi đã trừ hết mọi chi phí (cả chi phí nguyên liệu và chi phí mặt bằng, thuê nhân viên nếu có, dụng cụ, điện nước…), người chủ có thể thu lời trong khoảng 8.000 – 15.000 đồng/tô phụ thuộc vào giá bán. Với mức lời này, nếu duy trì được lượng khách khoảng 70 – 80 khách/ngày, bạn sẽ có thu nhập khoảng trên 25 triệu/tháng. Hơn nữa, nếu duy trì ở mức trên 100 khách/ngày thì con số có khi lên mức 40 – 50 triệu. Lợi nhuận nhìn chung còn phụ thuộc vào quy mô cũng như lượng khách mà bạn có được.
Bún riêu ngon nhờ nước dùng từ cua rất ngọt, riêu cua nhiều, nêm nếm đậm đà
(Ảnh: Internet)
Muốn đắt khách? Đừng quên điều này
Bún riêu ngon hay không có thể nói được quyết định ở 3 yếu tố: nước dùng phải ngọt thật tự nhiên từ các nguyên liệu tự nhiên, bánh và riêu cua không được nát và phải là cua thật, các nguyên liệu ăn kèm như chả, đậu hũ… phải hòa quyện để tô bún đậm đà hơn và ăn không bị ngấy. Nói là chỉ có 3 yếu tố, song muốn nấu ngon cả 3, bạn cần phải có bí quyết và nấu nhiều lần mới quen các thao tác và nêm nếm vừa vặn.
Một yếu tố rất quan trọng nữa là chọn và xử lý cua đồng. Cua đồng muốn nấu lên ngon thì lúc chọn phải tươi, nhiều gạch cua. Khi bạn xay cua thì khâu lọc lấy nước phải cẩn thận để không bị tanh. Khi nấu phải đảo thật khéo để bánh cua nổi lên không bị vỡ.
Tô bún riêu cua chất lượng không những có màu đẹp, vàng sóng sánh mà phải thơm mùi cua, ăn vào thấy cua thật chứ không bở bở như bị trộn hoặc quá ít cua. Muốn biết cách nấu bún riêu kinh doanh thật ngon, nhiều quán có cả “bí quyết gia truyền” hoặc tự các đầu bếp đã tham gia các lớp học nấu bún để học được công thức và bí quyết xử lý món ăn phù hợp với kinh doanh.
Những điều khiến quán “mất điểm” nên tránh
Có 2 điều mà bất cứ quán ăn nào cũng không nên “sa” vào, đó là sử dụng các nguyên liệu không đảm bảo chất lượng và thái độ phục vụ không tốt.
Hiện nay, có nhiều quán ăn vì mục đích lợi nhuận quá lớn mà sử dụng những thực phẩm không an toàn như bột sắt giúp nước dùng vàng hơn, phẩm màu hoặc trộn đậu hũ vào riêu cua làm riêu đầy nhưng ăn lại rất bở.
Thêm vào đó, nhiều quán không thực sự “chiều” khách như phục vụ quá chậm chạp, thái độ không thân thiện… Đây đều là những yếu tố khiến bạn mất khách, không đảm bảo được hoạt động lâu dài cho quán, thậm chí còn khiến khách không hài lòng, không còn muốn quay lại.
Kinh doanh mở quán bún riêu rất có tiềm năng và thực tế đã giúp không ít người ổn định cuộc sống, làm giàu. Tuy nhiên, mở quán dù lớn hay nhỏ, dù lợi nhuận ít hay nhiều đều cần có quá trình, sự kiên trì, luôn thay đổi theo hướng tích cực và hơn hết là cái tâm với chính việc mình làm. Bán bún riêu cua, trước hết bạn phải có công thức nấu bún riêu ngon và tự tin vào chất lượng món ăn của mình. Bún ngon, phục vụ tốt thì không sợ không thành công.
Chúc bạn sớm tìm ra được “chân lý” và gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh!
Ý kiến của bạn