Gỏi là món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt, không chỉ ở món mặn và trong ẩm thực chay, món gỏi cũng rất phong phú và đa dạng. Đến với bài học Chuyên đề các loại xốt và món gỏi của chương trình Nghiệp Vụ Bếp Chay tại Bếp Trưởng Á Âu, bạn sẽ được bước vào thế giới của các loại gỏi và hiểu tường tận kỹ thuật chế biến nên 4 món gỏi chay đầy hấp dẫn:
- Gỏi Thái
- Gỏi khô bò
- Gỏi củ hũ dừa
- Gỏi nấm
Với vị thanh mát, giòn ngọt của các loại rau củ kết hợp với nước xốt trộn đậm đà, món gỏi đã khiến người dùng luôn xuýt xoa khen ngợi. Gỏi là món ăn được tạo nên từ rau củ tươi cùng với nước xốt trộn kết hợp với lực tay để đẩy những vị hăng, đắng của rau củ ra ngoài giúp gia vị xốt thấm đều vào bên trong. Buổi học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp công thức mà giảng viên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chế biến từ đó có thể áp dụng, sáng tạo cho nhiều món gỏi khác nhau.
Xốt – bí quyết làm nên thành công cho mọi món gỏi
Xốt gỏi được làm từ các loại lá, quả kết hợp cùng gia vị. Tùy từng món gỏi sẽ áp dụng các loại quả khác nhau trong thành phần nguyên liệu như tắc, chanh, me… Nếu là món gỏi sử dụng nguyên liệu có vị ngọt thì nước xốt của nó phải có vị chua và ngược lại. Giảng viên sẽ đi sâu hơn vào các thành phần chính của các loại xốt gỏi thường được sử dụng trong các món chay để bạn có thể hiểu và nắm được công thức chế biến xốt gỏi nền.
Đối với việc chế biến xốt gỏi, tỷ lệ gia vị, nguyên liệu rất quan trọng để giúp xốt cũng như món gỏi hài hòa. Giảng viên sẽ cho bạn công thức chi tiết cho từng loại xốt nền, xốt gỏi. Công thức này cũng có thể áp dụng được cho nhiều món gỏi khác nhau.
Một kiến thức rất quan trọng khác đó chính là cách bảo quản xốt gỏi như thế nào để dùng được lâu trong gia đình hoặc khi kinh doanh ẩm thực chay. Học viên được cung cấp chi tiết thời gian, nhiệt độ hoặc nguyên liệu thay thế để kéo dài thời gian bảo quản xốt mà vẫn không bị đắng. Theo đó, thông thường xốt gỏi sẽ được bảo quản được 20 – 40 ngày trong tủ mát 2 – 4 độ C nếu thực hiện theo đúng công thức mà giảng viên cung cấp.
Bí quyết làm món gỏi chay từ Bếp trưởng giàu kinh nghiệm
Đến với buổi học, bạn sẽ được giảng viên là Bếp trưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong chế biến và kinh doanh ẩm thực chia sẻ toàn bộ bí quyết làm gỏi chay. Đầu tiên sẽ là các kỹ thuật sơ chế cắt thái các loại rau củ – nguyên liệu chính của món gỏi. Việc sơ chế và cắt thái đúng cách rất quan trọng vì sẽ giúp gia vị dễ dàng thấm vào nguyên liệu cũng như tạo nên giá trị thẩm mỹ cho món ăn. Đặc biệt, với củ hũ dừa, giảng viên sẽ giúp bạn có được bí quyết bảo quản 3 – 4 ngày mà không bị thâm đen.
Ngoài ra, xử lý nấm rất quan trọng cho món gỏi. Đầu bếp phải có kỹ thuật để giữ được độ giòn, ngọt và thanh vốn có của từng loại nấm. Mặt khác, nấm rất khó thấm gia vị xốt nên càng cần có bí quyết sơ chế để món gỏi thêm hấp dẫn. Tất cả các công đoạn sơ chế, chế biến nấm sẽ dần dần hé mở qua từng khoảnh khắc của bài giảng.
Đối với món chay, bình quân giữa nguyên liệu tính hàn và tính nhiệt là rất quan trọng. Chúng giúp hài hòa âm – dương của thức ăn, của cơ thể, tránh những độc tố gây bệnh… Giảng viên sẽ giải thích rõ ràng cách hài hòa âm – dương trong món chay thông qua các nguyên liệu để đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Dầu thơm là bí quyết đặc biệt giúp cho món gỏi thêm bóng mượt, thơm và dễ dàng hòa tan vitamin có trong nguyên liệu rau củ. Bạn sẽ được hướng dẫn cách làm dầu thơm từ boa rô và định lượng phù hợp cho từng loại gỏi từ giảng viên. Cách để nhận biết các khung nhiệt độ sôi của dầu bằng kinh nghiệm của giảng viên sẽ giúp bạn có được bí quyết khi chiên các nguyên liệu chay hay chế biến các món chiên. Học viên còn được lĩnh hội bí quyết trộn gỏi và cách trình bày cuốn hút theo tiêu chuẩn nhà hàng.
Một số lỗi sai thường gặp khi chế biến món gỏi
Cuối buổi học, giảng viên sẽ một lần nữa tổng kết lại kiến thức đã học, đồng thời lưu ý những lỗi sai thường gặp trong chế biến món gỏi chay để học viên rút kinh nghiệm cho bản thân. Theo đó, học viên phải lưu ý một số lỗi sau:
- Gỏi phải được trộn đều, thấm gia vị xốt.
- Gỏi sau khi trộn phải được để ráo, khi trình bày không được chảy nước ra dĩa.
- Lỗi thường gặp ở món gỏi chay là nguyên liệu không bóng, không thấm xốt, nguyên liệu không giòn.
- Rau củ trong gỏi không chảy nhớt.
- Xốt gỏi không bị vữa hoặc không sánh.
- Không nên cho quá nhiều nguyên liệu trong một lần trộn.
- Phân biệt được nguyên liệu dễ thấm và khó thấm để biết được thứ tự cho vào trước hoặc sau.
- Nhiệt độ món gỏi khi phục vụ là 12 – 15 độ C.
- Sau khi trộn, gỏi phải được sử dụng ngay trong vòng 1 tiếng để các nguyên liệu không lên men và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Khẩu phần trung bình phục vụ thực khách là 120g gỏi/người…
Buổi học đã mang lại rất nhiều kiến thức về món chay cũng như cách chế biến ẩm thực chay. Từ những kiến thức này, học viên sẽ có được nền tảng vững chắc dễ dàng áp dụng vào chế biến món gỏi hay thậm chí là những món ăn khác.
Ăn chay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều người Việt. Để giúp những bữa ăn chay thêm dinh dưỡng và thú vị, bạn đừng bỏ qua chương trình đào tạo Nghiệp Vụ Bếp Chay tại Bếp Trưởng Á Âu. Mọi thông tin chi tiết và đăng ký tham gia, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ.
Ý kiến của bạn