Mâm ngũ quả ngày tết ba miền có ý nghĩa gì?

Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc bày mâm ngũ quả thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những nét văn hóa truyền thống nhằm thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong mọi điều tốt đẹp của gia chủ. Với 5 loại trái cây có màu sắc và cách sắp xếp khác nhau, mâm ngũ quả sẽ có những ý nghĩa riêng biệt tùy theo đặc trưng của từng vùng miền. Hãy cùng Bếp Trưởng Á Âu khám phá những điều thú vị xoay quanh mâm ngũ quả ngày Tết nhé!

ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết
Bày mâm ngũ quả thờ cúng ông bà tổ tiên – nét văn hóa truyền thống của người Việt vào dịp Tết. Ảnh: Internet

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Tùy vào đặc trưng của vùng miền mà nó sẽ có sự khác nhau trong cách kết hợp trái cây cũng như bày trí. Nhưng trên hết, mâm ngũ quả chính là sự thể hiện lòng thành kính luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên và ước mong một năm mới an khanh, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì? Ý nghĩa từng loại quả

Trên mâm ngũ quả sẽ có 5 loại trái cây khác nhau, thông qua tên gọi và màu sắc để tượng trưng cho ước mong của gia chủ. Phúc, quý, thọ, khang, ninh là mong ước của tất cả người Việt vào dịp đầu năm mới. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là biểu tượng của quy luật đất trời được hiểu theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tức cầu mong một cuộc sống sung túc, viên mãn.

Trải dọc theo mảnh đất hình chữ S, nơi đâu cũng có các loại hoa quả đặc trưng với nhiều màu sắc và ý nghĩa riêng biệt. Chúng ta hãy cùng điểm qua ý nghĩa của một số loại quả phổ biến thường được trưng bày vào ngày Tết nhé!

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền

Mỗi miền đều có các loại hoa quả khác nhau, vì thế mà mâm ngũ quả ngày Tết cũng được kết hợp đa dạng và mang ý nghĩa đặc trưng.

  • Chuối: Với người miền Bắc, chuối thường được tượng trưng cho sự bao bọc và chở che, con cháu sum vầy, đầm ấm, vui tươi. Tuy nhiên, người miền Nam lại rất kỵ chưng loại quả này vào dịp Tết vì nó mang ý nghĩa chúi nhủi, không phất lên được.
  • Bưởi: An khang, thịnh vượng.
  • Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
  • Thanh long: Thể hiện sự phát tài, phát lộc.
  • Dưa hấu: Căng tròn, mát lành thể hiện sự may mắn, đủ đầy và suôn sẻ.
  • Sung: Thể hiện cho sự sung túc, may mắn và sức khỏe.
  • Quýt, cam: Đây là những loại quả có màu vàng thể hiện cho sự may mắn, thịnh vượng.
  • Đu đủ: Mang đến sự đủ đầy, ấm no.
  • Xoài (phát âm giống từ “xài”): Cầu mong tiền bạc không bị thiếu thốn, vừa đủ xài.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về sẽ thường chuộng chưng bày các loại quả gồm: Chuối, đào, hồng, quýt, bưởi. Trong đó, chuối sẽ được để dưới cùng để nâng đỡ các loại hoa quả khác, chính giữa sẽ là bưởi hoặc phật thủ. Các chỗ trống còn lại sẽ là nơi để quýt, đào, hồng,…

Chuối tượng trưng cho bàn tay luôn nâng đỡ, chở che cho con cháu,… Ảnh: Internet

Mâm ngũ quả miền Trung

Thanh long, mãng cầu, sung, dưa hấu, cam, quýt,… là những loại trái cây chúng ta thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung. Là khúc ruột của Việt Nam, quanh năm cằn cỗi nên người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức hay ý nghĩa. Mặt khác, họ chủ yếu thể hiện lòng thành kính hướng về tổ tiên, vì thế mà mỗi nhà sẽ có cách trưng bày khác nhau, chỉ cần hoa quả tươi ngon là được.

Với người miền Trung, họ chú trọng lòng thành kính hiếu thảo nên chỉ cần trái cây tươi ngon. Ảnh: Internet

Mâm ngũ quả miền Nam

“Cầu sung vừa đủ xài” là câu nói được ghép bởi tên của các loại trái cây theo phong cách hóm hỉnh, bình dị và dân dã. Đó cũng là nét đặc biệt khi nhắc đến mâm ngũ quả của người dân miền này. Họ chỉ mong năm mới mọi thứ được đủ đầy, sung túc, gia chủ bình an là được. Vì thế mà mâm ngũ quả miền Nam thường chưng các loại quả như: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Bên cạnh đó, cặp dưa hấu được cắt tỉa hay dán giấy đỏ bình an cũng là một trong những hình ảnh quen thuộc thường thấy trên bàn thờ ông bà tổ tiên của người miền Nam vào mỗi dịp xuân về.

mâm ngũ quả miền Nam có gì
Mâm ngũ quả miền Nam được trưng bày bằng cách ghép tên các loại quả nghe vô cùng hóm hỉnh. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, người miền Nam cũng kỵ cúng một số loại quả vào những ngày đầu năm như: chuối có ý nghĩa là chúi nhủi, làm ăn không phất lên được; táo (bom), lê theo quan niệm là lê lết, đổ bể, dễ thất bại,…

Xã hội càng phát triển, với ước mong đủ đầy của mọi người nên giờ đây, mâm ngũ quả cũng không còn gò bó về số lượng. Thay vào đó, bạn có thể chưng nhiều loại hoa quả hơn, chủ yếu thể hiện lòng thành kính, báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về ý nghĩa của mâm ngũ quả. Bên cạnh đó, các bạn có thể khám phá thêm ẩm thực Việt Nam ngày tết để học thêm nhiều cách nấu các món ngon ngày Tết, bạn hãy mạnh dạn đăng ký tham gia lớp học tại Bếp Trưởng Á Âu bằng cách điền thông tin vào form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhé!

Điểm: 4.1 (15 bình chọn)

Tác giả: Chương Minh Hiếu

Đầu Bếp The WaterFront Restaurant, hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm CTY Maggi, từng tham gia làm chương trình ẩm thực cùng nhiều kênh truyền hình và tạp chí món ngon mỗi ngày. Hiện đang là trợ giảng trường đào tạo nấu ăn, đầu bếp chuyên nghiệp với 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Bếp Nóng, Hy vọng có thể chia sẻ lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình cho thế hệ đầu bếp trẻ.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn