Việc bắt đầu trên nấc thang sự nghiệp của mỗi ngành nghề đều luôn có những khó khăn đặc thù. Để thành công là điều không dễ dàng, bạn phải trải qua những nấc thang khác nhau. Nếu đang có kế hoạch theo đuổi con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cũng có cả một hệ thống cấp bậc khác nhau trong nhà bếp để “leo lên” và học hỏi, phấn đấu cả đời.
Mỗi giai đoạn trên lộ trình nghề bếp đều mang lại những giá trị khác nhau cho người đầu bếp
Trong nghề bếp, bạn không thể “leo cao” bằng thủ đoạn mà chỉ phải bắt đầu từ những nấc thang thấp nhất. Từ những giây phút đầu tiên bước chân vào bếp và làm quen với cuộc sống bếp núc, rửa chén, móc cống cho đến khi trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bản lĩnh, kinh nghiệm dày dạn…, bạn trải qua không ít thăng trầm. Đừng chần chừ, nếu lựa chọn sự nghiệp chảo lửa, bạn nên nghĩ đến việc xây dựng lộ trình cho mình từ hôm nay. Hãy cùng Bếp Trưởng Á Âu, điểm qua các giai đoạn bạn cần trải qua để gặt hái thành công và chinh phục vị trí đỉnh cao của nghề bếp nhé!
Giai đoạn 1: Thích nghi với cuộc sống trong bếp
Lần đầu vào bếp chắc chắn bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Nhưng với đam mê và tinh thần ham học hỏi dẫn lối, mọi khó khăn, bỡ ngỡ sẽ được tháo gỡ. Bước đầu tiên vào nhà bếp chuyên nghiệp có thể là một bước quan trọng và nó có thể sẽ bắt đầu từ việc rửa chén, móc cống và những điều khó đoán khác. Đây cũng là thời gian tuyệt vời, để bạn quan sát và học hỏi từ đồng nghiệp xung quanh.
Giai đoạn 2: Chuyển tiếp
Chuyển từ giai đoạn thích nghi sang vị trí phụ bếp là một bước chuyển lớn. Kỹ năng dùng dao, kiến thức về nguyên liệu, cách sử dụng thiết bị, kỹ thuật chế biến… cũng sẽ bắt đầu phát triển trong giai đoạn này. Giai đoạn này giúp bạn được đào tạo những điều cơ bản nhất cần có ở một đầu bếp.
Giai đoạn 3: Kỹ năng nền tảng
Từ vị trí phụ bếp, bạn bắt đầu chuyển đến một vị trí quan trọng hơn trong nhà bếp – Đầu bếp (cook). Đầu bếp là vị trí quan trọng và nhận được sự tin cậy của đồng nghiệp.
Dù ở bất cứ giai đoạn này sự nỗ lực là rất cần thiết
Giai đoạn 4: Tốc độ và hiệu quả
Tốc độ và hiệu quả là 2 yêu cầu cần có ở mỗi đầu bếp. 2 điều này sẽ giúp bạn khẳng định năng lực bản thân và trở thành nhân tố chủ chốt trong nhà bếp.
Giai đoạn 5: Tự tin
Sự tự tin kết hợp với kiến thức và tốc độ là những yếu tố để bạn chạm đến nấc thang mang tên bếp phó.
Giai đoạn 6: Tích lũy kinh nghiệm
Ở giai đoạn này, bạn cần va chạm nhiều hơn để tích kinh nghiệm. Kể cả thành công hay thất bại đều rất quan trọng để bản thân có thể trưởng thành hơn mỗi ngày.
Giai đoạn 7: Bổ sung nhiều kiến thức khác
Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức về quản lý, vận hành bếp; đào tạo nhân sự; kiểm soát chi phí; dinh dưỡng… sẽ giúp bạn thăng tiến lên vị trí bếp trưởng. Lúc này bạn buộc phải chịu trách nhiệm giám sát mọi khâu trong nhà bếp.
Giai đoạn 8: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
Khi đã bắt đầu công việc giám sát toàn bộ hoạt động của nhà bếp, bạn sẽ phải giải quyết các vấn đề xảy ra hằng ngày mà khó có thể đoán trước được. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện thêm khả năng lập kế hoạch để khiến mọi việc trong bếp tốt hơn, xây dựng hình ảnh nhà hàng đẹp hơn trong mắt thực khách.
Giai đoạn 9: Trở thành người cố vấn
Ở giai đoạn này, bạn đã tích lũy được nhiều kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức và cảm thấy thoải mái trong vai trò của người cố vấn để có thể chia sẻ đến nhân viên hoặc những người khác.
Giai đoạn 10: Người truyền cảm hứng
Đây có lẽ là đỉnh cao trong sự nghiệp của người đầu bếp. Sau hàng chục năm tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, lúc này bạn có thể trở thành người truyền cảm hứng, kể những câu chuyện về nghề, truyền đạt nhiều kiến thức giá trị cho thế hệ đầu bếp trẻ tiếp theo.
Con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp luôn luôn phải đi từ nấc thang thấp nhất
Dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong hành trình khẳng định giá trị bản thân với nghề bếp chuyên nghiệp, bạn đều phải không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức, tay nghề, tích lũy kinh nghiệm. Để có những bước đi đầu tiên thuận lợi hơn trên con đường này, một khóa học nấu ăn chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Xây dựng kiến thức nền vững chắc sẽ giúp bạn không bỡ ngỡ khi bước vào hành trình này cũng như rút ngắn được khoảng cách đi đến những nấc thang cao hơn.
Tại Bếp Trưởng Á Âu có rất nhiều chương trình học nghề bếp được thiết kế phù hợp với sở thích, năng lực, mục đích của học viên. Bạn sẽ tìm được cho mình chương trình học phù hợp để rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ, bước đi vững chắc trên con đường làm nghề bếp chuyên nghiệp.
Chương trình học cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cũng như các kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết để một đầu bếp tiến xa hơn trên lộ trình nghề nghiệp. Với mục đích đào tạo những người làm bếp có đầy đủ kỹ năng, kiến thức, thái độ, mỗi khóa học đều cung cấp kiến thức toàn diện về công thức, kỹ thuật, nghiệp vụ chế biến món ăn và các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, vận hành bếp, lập dự án kinh doanh ẩm thực…
Một buổi học nấu ăn chuyên nghiệp tại Bếp Trưởng Á Âu
Mọi thông tin chi tiết về chương trình học, bạn có thể để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhanh nhất.
Ý kiến của bạn