Personal chef (đầu bếp riêng/đầu bếp cho cá nhân) có lẽ là công việc không quá mới mẻ tại các quốc gia phát triển. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, đầu bếp cho cá nhân dần xuất hiện và trở thành công việc mang về mức thu nhập hấp dẫn. Cùng Bếp Trưởng Á Âu tìm hiểu chi tiết về Personal chef qua những thông tin dưới đây nhé!
Đầu bếp cá nhân là công việc mới mẻ hiện nay
Sau khi đã có thành tựu nhất định hoặc kinh nghiệm làm việc lâu dài trong nghề bếp, bạn có thể suy nghĩ đến con đường trở thành đầu bếp cho cá nhân. Việc trở thành đầu bếp cho cá nhân thể hiện bạn là một đầu bếp tài năng và đầy nhiệt huyết. Các đầu bếp cho cá nhân chịu không ít áp lực bởi họ thường nấu ăn cho những khách hàng là người thu nhập cao. Công việc này đòi hỏi bạn phải có đầy đủ trang thiết bị nhà bếp hiện đại và dành nhiều thời gian để sáng tạo ra những bữa ăn đáp ứng sở thích, yêu cầu của khách hàng.
Personal chef (đầu bếp cho cá nhân) là gì?
Đầu bếp cho cá nhân sẽ chuẩn bị những bữa ăn riêng tại bếp gia đình hoặc bếp thương mại nhà hàng, khách sạn tùy theo nhu cầu hoặc sở thích của khách hàng. Việc nấu ăn này có thể được thực hiện hàng ngày hoặc bữa ăn nấu chín, cấp đông và hâm nóng lại theo tuần.
Đầu bếp sẽ chuẩn bị các bữa ăn theo yêu cầu ăn kiêng hoặc lựa chọn thực đơn mong muốn của khách hàng. Mỗi bữa ăn có thể được lưu trữ kèm theo hướng dẫn để khách hàng hâm nóng khi ăn hoặc phục vụ “tươi”.
Đầu bếp cho cá nhân thường phục vụ cho người nổi tiếng, gia đình bận rộn, những ai không có thời gian chuẩn bị bữa ăn thơm ngon, dinh dưỡng… Nếu bạn thích làm việc 1 mình hoặc với 1 nhóm nhỏ, giỏi quản lý thời gian, am hiểu tâm lý khách hàng thì đầu bếp cho cá nhân là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Mô tả công việc đầu bếp cho cá nhân
Chuyển hướng từ việc làm việc tập trung theo nhóm trong các nhà hàng, khách sạn sang làm việc độc lập và phục vụ cho khách hàng riêng có thể là thách thức lớn đối với đầu bếp cá nhân. Công việc của đầu bếp cá nhân cũng không khác nhiều so với các vị trí công việc đầu bếp khác nhưng đôi khi sẽ có thay đổi thùy theo chủ lao động của bạn. Dưới đây là mô tả những công việc chính của một đầu bếp cho cá nhân:
- Tạo menu theo yêu cầu của từng khách hàng
- Xây dựng kế hoạch bữa ăn
- Mua sắm nguyên vật liệu
- Chuẩn bị cho các yêu cầu ăn kiêng đặc biệt (không chứa gluten, thuần chay, ăn chay…)
- Nấu các bữa ăn
- Bảo quản thực phẩm đúng cách và hướng dẫn hâm nóng
- Xử lý thực phẩm đúng cách
- Dọn dẹp và vệ sinh
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng
- Phục vụ nhu cầu của khách hàng
- Nâng cao kỹ năng nấu nướng
- Truyền thông, marketing để tìm kiếm khách hàng mới…
Danh sách công việc trên chưa phải là tất cả và có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu của khách hàng cũng như thực đơn.
Đầu bếp cá nhân cần đảm nhận nhiều công việc khác nhau
trong quy trình chế biến món ăn
Đầu bếp cho cá nhân chuẩn bị bữa ăn như thế nào?
Một trong những công việc chính của đầu bếp cho cá nhân là lên kế hoạch và chuẩn bị tất cả các bữa ăn. Sau khi thiết kế thực đơn, xây dựng công thức chế biến cho khách hàng lựa chọn, đầu bếp sẽ bắt đầu thực hiện chế biến.
Đầu bếp cho cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu, công dụng cụ cần thiết cho quá trình thực hiện. Sau đó, bạn chế biến và hoàn thành, phục vụ hoặc viết hướng dẫn để khách hàng bảo quản, hâm nóng đúng cách. Khi đã hoàn thành các công việc trên, bạn cũng sẽ thực hiện việc vệ sinh.
Làm cách nào để trở thành đầu bếp cho cá nhân?
Nếu được học nấu ăn bài bản, có kinh nghiệm làm bếp lâu năm và kiến thức về dinh dưỡng, thì bạn đã có thể sẵn sàng khám phá con đường nghề nghiệp này. Trở thành đầu bếp cho cá nhân mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định bản thân. Nếu chưa biết phải bắt đầu từ đâu khi theo đuổi con đường này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Cần theo học nấu ăn chuyên nghiệp, bài bản
Để có thể xây dựng thực đơn, đa dạng món ăn, đảm bảo hương vị, dinh dưỡng… đáp ứng mọi yêu cầu từ thực khách, bạn cần được đào tạo chuyên nghiệp về nấu ăn, khoa học dinh dưỡng… Nấu ăn là một kỹ năng đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức vững chắc, thực hành liên tục và rèn luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhiều kinh nghiệm.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Bạn cần dành nhiều thời gian lập kế hoạch tiếp thị cho bản thân để tìm kiếm khách hàng. Trong kế hoạch này, bạn cần cung cấp mọi thông tin và tại sao khách hàng phải lựa chọn bạn. Điều này có rất nhiều cách để thực hiện tuy nhiên nền tảng trực tuyến luôn có sức mạnh quảng bá hình ảnh của bạn mạnh mẽ nhất.
Khách hàng sẽ tìm thấy bạn thông qua việc tìm kiếm trực tuyến từ các nền tảng như Google, Facebook,… Vì vậy, bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trên các nền tảng này để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ngoài website cũng là kênh để bạn thể hiện bản thân tốt hơn cũng như cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin hơn.
Quá trình đào tạo và làm nghề bếp của bạn rất cần thiết để bạn xây dựng thương hiệu cho bản thân, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng. 2 yếu tố này khách hàng rất quan tâm và góp phần đưa ra quyết định để lựa chọn bạn.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Ở vị trí đầu bếp cho cá nhân, bạn sẽ đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau. Bạn đặc biệt phải biết cách tương tác với khách hàng và phát triển mối quan hệ này. Điều này giúp bạn hiểu rõ khách hàng và nắm được những mong đợi của họ từ dịch vụ của bạn.
Sự thân thiện rất cần thiết trong việc chăm sóc nhóm đối tượng khách hàng này. Sự thân thiện, lịch sẽ giúp bạn thu ngắn khoảng cách với khách hàng để cả 2 thoải mái trao đổi rõ ràng hơn về những kỳ vọng cũng như trở ngại phát sinh.
Đầu bếp cá nhân bên cạnh chuyên môn còn phải có nhiều kỹ năng khác
để xây dựng thương hiệu cho bản thân
Nghiên cứu thị trường
Bên cạnh xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai mới có thể tiếp cận được họ. Hiện nay, đầu bếp cho cá nhân thường phục vụ cho những người nổi tiếng, gia đình bận rộn thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu trong độ tuổi 35 – 55. Các đối tượng khác có thể là người có thu nhập cao gặp vấn đề về sức khỏe, vóc dáng, người già hoặc người khuyết tật…
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hoạch định hoạt động kinh doanh đúng hướng và đánh vào đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Trong hoạt động kinh doanh, một trong những điều giúp bạn thành công là xác định thị trường cụ thể và xem khách hàng của bạn là ai. Rất nhiều đầu bếp cho cá nhân thành công trong việc phục vụ 1 phân khúc thị trường nhỏ như người ăn chay, thuần chay, eat clean, giản cân…
Xây dựng thực đơn
Khách hàng luôn muốn được trải nghiệm món ăn ngon, phù hợp với sở thích, dinh dưỡng và đặc biệt là phải thú vị. Do đó, thực đơn của bạn đưa ra phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên. Tạo ra món mới hoặc kết hợp giữa món ăn truyền thống và hiện đại là cách giúp bạn mang lại thú vị cho khách hàng. Đây cũng là lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
Đầu bếp riêng là công việc mang đến mức lương hấp dẫn và sẽ trở thành xu hướng nghề nghiệp mới trong tương lai của ngành F&B. Bạn có thể rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm có thể chinh phục công việc mới mẻ này.
Ý kiến của bạn