Thuật ngữ Chef De Cuisine (Bếp Trưởng) bắt đầu từ thuật ngữ tiếng Pháp Head Of Kitchen (Đầu Bếp). Bếp Trưởng là người giàu kinh nghiệm, có khả năng tổ chức để công việc được chạy đều, đảm bảo những bữa ăn ngon lành, sạch sẽ, đúng giờ, nóng sốt và trình bày đẹp mắt nên đòi hỏi họ phải có khả năng quản lý, giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo.
Công việc của bếp trưởng
– Đứng sau Bếp Trưởng Điều Hành, phụ trách soạn thực đơn, nấu món chính và sáng tạo ra các món mới ở các nhà hàng, khách sạn.
– Quản lý hàng hóa của bếp nóng: kiểm tra chất lượng thực phẩm mua vào, kiểm tra chất lượng các loại gia vị, thực phẩm tồn vào cuối ca để có biện pháp bảo quản kịp thời và trực tiếp xét duyệt các loại thực phẩm bị hủy.
– Điều hành công việc: phân công công việc và kiểm soát nhân viên thực hiện theo đúng quy trình, đúng hướng dẫn.
– Đảm bảo chất lượng món ăn: hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên liên quan, kiểm soát quá trình thực hiện để đảm bảo tiêu chuẩn món ăn và trực tiếp kiểm tra món ăn trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ.
– Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm: trực tiếp tổ chức vệ sinh các công cụ, dụng cụ dùng trong bếp nóng (trừ chén bát) và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm trong bếp.
– Quản lý công cụ, tài sản được giao: kiểm kê doanh mục tài sản, công cụ định kỳ. Theo dõi, hướng dẫn nhân viên sử dụng, bảo quản tài sản, công cụ.
– Quản lý nhân sự bếp: phối hợp tuyển dụng, đào tào nhân viên bếp. Tổ chức thực hiện các chính sách, thủ tục nhân sự của công ty tại bếp.
Yêu cầu đối với một bếp trưởng
Để trở thành Bếp Trưởng, người Đầu Bếp phải có tất cả những kỹ năng sau và kinh nghiệm làm việc nhất định.
– Kỹ năng lãnh đạo: khả năng quản lý và dẫn dắt nhân viên bếp để các hoạt động trong bếp vận hành một cách hiệu quả.
– Kỹ năng tổ chức: mọi hoạt động trong bếp có chạy trơn tru hay không phụ thuộc vào việc Bếp Trưởng đã tổ chức và chuẩn bị mọi chuyện như thế nào?
– Kỹ năng sáng tạo: việc tạo ra món ăn mới, thực đơn mới là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Bếp Trưởng, do đó họ cần phải có khả năng sáng tạo và trình bày món ăn như một tác phẩm nghệ thuật.
– Kỹ năng lập kế hoạch: lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm.
– Kinh nghiệm: Bếp Trưởng là người có uy tín và giữ một vị trí quan trọng trong thế giới ẩm thực và là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của một nhà hàng. Vì vậy, để trở thành Bếp Trưởng theo tìm hiểu là phải có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm về nấu nướng, quản lý chi phí, hàng tồn kho, quản lý con người trong bếp,…
Thu nhập của bếp trưởng
Mức lương trung bình cho một Bếp Trưởng hiện nay ở Việt Nam là từ 14 – 18 triệu. Đây là mức lương cơ bản chưa bao gồm phí phục vụ, tiền tip và phụ cấp. So với thế giới thì lương của Bếp Trưởng tại Việt Nam còn khá thấp (Theo Cục Thống Kê Lao Động năm 2011, lương bình quân của một Bếp Trưởng trên thế giới là 46,600$/năm) nhưng đây là mức lương đáng mơ ước đối với nhiều ngành nghề tại Việt Nam hiện nay.
Nếu thật sự yêu Nghề Bếp và muốn trở thành Bếp Trưởng, hãy bắt đầu việc học và rèn luyện tay nghề cũng như những kỹ năng cần có của một Bếp Trưởng ngay từ bây giờ.
Ý kiến của bạn