Định hướng nghề nghiệp cho học sinh luôn là đề tài nóng hổi mà giới trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là vào mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng mỗi năm. Hiện nay, xu hướng chọn nghề tại Việt Nam đang thay đổi khá nhanh để bắt kịp với những đổi mới của kinh tế thế giới. Thế nhưng, làm sao để có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân lại là câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều người.
Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thuộc Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), xu hướng nhu cầu việc làm đến năm 2020 bao gồm: công nghệ thông tin, nghề bếp, du lịch dịch vụ, khách sạn nhà hàng… Các chuyên gia cho rằng với số lượng lớn học sinh đăng ký, những ngành kể trên sẽ tạo nên sức nóng đáng kể trong những năm sắp tới. Thế nhưng, chọn nghề “hot” chưa hẳn là nghề phù hợp với bản thân. Những suy nghĩ: liệu có chọn đúng nghề, nghề này có tương lai không… ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Định hướng nghề nghiệp là bước quan trọng đối với các bạn trẻ (Ảnh: Internet)
Thay đổi nhận thức về chọn nghề
Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhận thức về học nghề của người Việt cũng dần thay đổi. Bên cạnh cánh cửa đại học, học nghề là hình thức đã giúp rất nhiều bạn trẻ gặt hái thành công. Phần lớn, các bạn trẻ đều mạnh dạn lựa chọn nghề theo đam mê. Bạn Nguyễn Quốc Trung muốn chọn con đường học nghề để tiến thân, chia sẻ: “Em có khiếu và yêu thích công việc bếp núc nên sẽ chọn nghề này. Nghe mọi người nói học nghề dễ có việc nên em càng yên tâm với lựa chọn của mình”.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ LĐTB&XH cũng chia sẻ định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12: “Các ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn ở thời điểm này và trong tương lai gần sẽ là những ngành dịch vụ kinh tế như kế toán, marketing, kiểm toán, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, đầu bếp…” Tuy nhiên, dù chọn nghề nào đi chăng nữa, để thành công, các bạn cũng phải thật vững chuyên môn, thành thạo kỹ năng thực hành và đặc biệt lưu ý đến trình độ ngoại ngữ, tin học.
Học nghề: Con đường ngắn có việc làm, ổn định cuộc sống
Trên thực tế, ở khắp các tỉnh – thành khắp cả nước, các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà hàng, khách sạn lớn đều thiếu hụt trầm trọng lao động lành nghề. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường TP. HCM, khẳng định nhu cầu tuyển dụng thợ lành nghề đã qua đào tạo nghề có xu hướng tăng từ 35% – 40%. Khi định hướng nghề nghiệp cá nhân với từng học sinh, ông Tuấn nhấn mạnh: “Học nghề là con đường ngắn nhất để có việc làm, ổn định nghề nghiệp”.
Phân tích về những lợi ích của việc học nghề, ông Đoàn Minh Tâm – giám đốc đào tạo trung tâm Hướng Nghiệp Á Âu, cho rằng nếu chọn học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, THPT thì khoảng từ 6 tháng đến 1 năm các em sẽ có trong tay bằng nghề. Riêng đối với khóa đào tạo Nghiệp vụ Bếp trưởng, chỉ trong thời gian rất ngắn từ 4 đến 6 tháng là các em sẽ ra trường với tấm bằng của Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp cấp. Như vậy, thời gian học sẽ được rút ngắn, các bạn sau khi ra trường sẽ nhanh chóng được một công việc phù hợp với mức thu nhập cao. Vì thế, nhà trường cùng phụ huynh cũng có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS để các em sớm vạch ra kế hoạch cụ thể chinh phục ước mơ trong tương lai gần nhất.
Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT được nhiều trường học chú trọng
Cách chọn nghề phù hợp với bản thân, phát triển tương lai
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, đứng trước ngưỡng của chọn nghề, các bạn trẻ cần tránh những lối mòn như:
- Chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, người khác
- Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, bạn bè và người yêu
- Chọn nghề may rủi
- Chọn nghề ở bậc đại học
- Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”
- Chọn nghề “hot”, dễ kiếm tiền.
- Chọn nghề gấp, rút mà không có sự kiên nhẫn
- Chọn nghề không nghĩ đến: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
Để lựa chọn được nghề phù hợp, bạn cần chú trọng và cân nhắc một số tiêu chí quan trọng như:
- Việc làm phải phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân
- Thu nhập ổn định
- Thời gian làm việc phải hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân
- Cơ hội thăng tiến
- Địa vị xã hội
- Tư duy nhanh nhạy
Bên cạnh nhà trường, gia đình thì bạn là người nắm giữ chìa khóa định hướng nghề nghiệp cho mình hiểu quả nhất. Bởi hơn ai hết, bạn hiểu bản thân muốn gì, cần gì, đam mê gì. Thay đổi nhận thức về nghề nghiệp, chủ động trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng, mạnh dạn tìm kiếm cho mình địa chỉ đào tạo chất lượng là những điều tiên quyết tạo dựng thành công tương lai dành cho các bạn trẻ hiện đại. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tư Vấn Chọn Nghề để cập nhật thêm nhiều kiến thức hướng nghiệp mới nhất bạn nhé!
sac hermes
- Cách đây 12 năm trước
I am so grateful for your post.Thanks Again.