Tết Cổ Truyền Nhật Bản: Oshougatsu

Cũng như hầu hết các nước Châu Á, Tết cổ truyền Nhật Bản Oshougatsu cũng là kỳ nghỉ dài nhất và lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình, bày tỏ tình cảm với những người mình yêu thương.

Tìm hiểu tết cổ truyền nhật bản

Tết cổ truyền của người Nhật

Oshougatsu cũng được xem là thời điểm may mắn để khởi đầu những hoạt động đầu tiên của năm mới, trút bỏ những điều không hay của năm cũ. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng không vì vậy mà ngày Tết Nhật Bản mất đi những nét dặc trưng truyền thống. Chính điều đó đã lôi cuốn và hấp dẫn không biết bao nhiêu du khách đam mê vẻ đẹp của đất nước, con người Nhật Bản. Chỉ cần đến Nhật vào dịp lễ hội Oshougatsu, du khách sẽ có được những trải nghiệm ấn tượng về nền văn hóa đặc sắc của đất nước này.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Nhật Bản

Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Từ thời duy tân của Thiên Hoàng Minh Trị, người Nhật đã chuyển Tết cổ truyền theo âm lịch sang dương lịch. Và kể từ đó, ngày Tết chính thức ở Nhật Bản kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 1 dương lịch hàng năm. Như đã đề cập ở trên, đây là dịp để người Nhật gắn chặt tình yêu thương gia đình, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như niềm tin vào một năm mới tốt đẹp hơn.

Tết cổ truyền nhật bản

Oshougatsu bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama,

vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt

Trang trí trong ngày Oshougatsu

Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Ngoài ra những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô, các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí, tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới. Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày  Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.

cay-Kadomatsu-duoc-trang-tri-truoc-cua-nha-trong-dip-le-shogatsu-tai-nhat-ban
Cây Kadomatsu làm từ thông và tre được trang trí trước cửa nhà trong dịp Oshougatsu tại Nhật Bản

Các hoạt động truyền thống trong ngày Oshougatsu

Cũng như Tết cổ truyền tại Việt Nam, trong các ngày Oshougatsu người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết bưu thiếp, lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa… Để đón mừng ngày  Oshougatsu, họ chuẩn bị bằng việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ với quan niệm sẽ rửa trôi những điều không may của năm cũ, chào đón những gì tốt đẹp nhất của năm mới. Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình. Bữa ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền thống làm từ ngũ cốc, cá và hải sản. Trong bữa ăn mọi người sẽ cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về những dự định của mình trong năm mới với không khí đầm ấm, hạnh phúc.

bua-com-tat-nien-cua-nguoi-nhat
Bữa cơm tất niên của người Nhật diễn ra trong không khí đầm ấm với đầy đủ các thành viên trong gia đình

Người Nhật thường có truyền thống viết bưu thiếp trong dịp Tết. Điều này gần giống với văn hóa phương Tây khi mà người gửi bưu thiếp sẽ viết những lời chúc tốt đẹp nhất, thể hiện những tình cảm chân thành nhất đến người mình yêu thương. Phong tục này cũng thể hiện rõ văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản.

phong-tuc-viet-buu-thiep-trong-dip-shogatsu
Phong tục viết bưu thiếp trong dịp Oshougatsu thể hiện rõ văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản

Đi lễ chùa năm mới là hoạt động của hầu hết người dân Nhật Bản trong các ngày lễ  Oshougatsu. Vào khoảnh khắc giao thừa, tất cả các đền chùa trên toàn đất nước Nhật Bản sẽ đồng loạt đánh 108 tiếng chuông để xua đi quỷ dữ và những cám dỗ khiến con người đau khổ, hướng tới một cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc. Người Nhật đi lễ chùa để cầu may mắn, tốt lành cho năm mới, và mọi người sẽ cùng nhau viếng thăm những ngôi chùa nằm ở hướng được cho là tốt của năm mới. Theo phong tục truyền thống, trước khi đi lễ chùa, người Nhật sẽ rửa tay, súc miệng thật sạch, họ sẽ làm lễ trong chùa và xin thăm để dự đoán những việc trong năm mới.

nguoi-nhat-di-le-chu-trong-dip-tet-shogatsu
Người Nhật đi lễ chùa trong dịp Tết – Oshougatsu để cầu bình an, hạnh phúc

Khác với một số nước, viếng thăm nhà của người thân, bạn bè không phải là hoạt động phổ biến của người Nhật bởi quan niệm    Oshougatsu là Tết sum vầy, đoàn viên nên Tết Nhật Bản hầu như chỉ khép kín trong gia đình, ngoài ra ở Nhật không có truyền thống đốt pháo ngày Tết nên không khí năm mới tương đối bình lặng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà đìu hiu và tẻ nhạt vì trẻ em vẫn chơi những trò chơi truyền thống như thả diều, đánh cầu,… Và cũng giống như Việt Nam, vào ngày Tết Nhật Bản, trẻ em cũng được người lớn xì lì trong những phong bì đỏ để “lấy hên” đầu năm.

Tết Nhật Bản không chỉ được biết đến với những hoạt động văn hóa thú vị mà còn gắn liền với nền ẩm thực đặc sắc. Và tất cả sẽ có trong chương trình OSHOUGATSU – TẾT NHẬT BẢN do Hướng nghiệp Á Âu tổ chức diễn ra vào ngày 25/01/2015 sắp đến. Chương trình là sự kết hợp đặc biệt giữa các hoạt động văn hóa và trình diễn ẩm thực Nhật Bản, hứa hẹn nhiều bất ngờ. Hãy đến với OSHOUGATSU – TẾT NHẬT BẢN của Hướng nghiệp Á Âu để tự mình trải nghiệm nhé !

Điểm: 4.2 (17 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Richard

Biên tập viên Website Bếp Trưởng Á Âu, tốt nghiệp khóa Nghiệp Vụ Bếp Trưởng tại HNAAu. Hiện đang là Bếp phó tại Nhà hàng hải sản Mũi Né với những gì mà Richard Nguyễn chia sẻ hy vọng sẽ giúp các bạn tích lũy các kỹ năng nghiệp vụ chắc chắn để phát huy những nét đẹp, tinh túy trong lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn