Philip Kotler Và Con Đường Biến Việt Nam Thành Bếp Ăn Thế Giới

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã được các chuyên gia ẩm thực cũng như nhiều bạn bè quốc tế yêu thích và tìm hiểu. Điều đó càng được khẳng định hơn khi nhà Marketing nổi tiếng, cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler phát biểu: “Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là “nhà bếp của thế giới”.

Đầu Bếp philip kotler

Philip Kotler

Philip Kotler khẳng định Việt Nam nên trở thành bếp ăn thế giới

Theo ông, Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào với truyền thống ẩm thực lâu đời chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên một nền ẩm thực rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, Việt Nam còn có nền ẩm thực đặc trưng của các dân tộc thiểu số, như món thịt lợn sống trộn phèo non của người dân Tây Nguyên hay mắm bò hóc Miền Nam, bánh coong phù Lạng Sơn, bánh cuốn trứng…được nhiều người biết đến và yêu thích.

Người Việt chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Vì vậy, trong chế biến, các món ăn của Việt Nam chú trọng cách pha chế các gia vị và phối hợp sao cho ngon miệng chứ không nấu cầu kì như món Hoa hay chú trọng bày biện thẩm mỹ cao như món Nhật. Và thường người Việt chú trọng nhiều rau xanh trong món ăn từ luộc, xào, làm dưa cho đến ăn sống…Các món ăn này chủ yếu được chế biến theo hai nguyên lí là âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh. Nó xuất phát từ xa xưa, khi bà Mạc Thị Giai mang văn hóa ẩm thực phương Bắc vào miền Nam và phát triển nó. Có thể kể đến nem chả, một món ăn được kết hợp gần như hoàn hảo các yếu tố âm dương và ngũ hành.

Khi thưởng thức món ăn, người Việt cũng có cách ăn rất khác người phương Tây, chúng ta thường không ăn một món mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa, và một loại nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn nữa là “nước mắm”, nó làm cho bữa ăn thêm đậm đà hương vị.

Nước mắm

“Nước mắm” là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt

Ngày nay, món ăn Việt Nam dần được biết đến nhiều hơn khi ở các nước lớn như Mỹ, Úc, Pháp, Đức…xuất hiện các nhà hàng, tiệm ăn Việt Nam và được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Điều đó cho thấy, ẩm thực của Việt Nam không thua kém các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên để biến Việt Nam thành bếp ăn thế giới cần phải có một chiến lược lâu dài để tạo ra nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực. Ví dụ như Phở, Chả Giò là hai món thuần túy Việt Nam, nhưng ở Bắc Kinh, nhiều người vẫn cho rằng Phở là của họ, do đó, phải tạo ra được một “Phở” thật riêng của Việt Nam.

Phở việt nam

Phở Việt Nam được rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích

Ông Philip Kotler khẳng định, cần phải biết cách khai thác thế mạnh của riêng mình để tiếp thị hình ảnh. Và hình ảnh đó sẽ tạo ra sự phồn vinh cho doanh nghiệp góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Nếu trước đây khi nhắc đến Việt Nam, bạn bè quốc tế chỉ ấn tượng bởi một đất nước chịu nhiều đau thương mất mác trong chiến tranh, thì giờ đây, chúng ta cần phải tạo được hình ảnh là một đất nước với một nền ẩm thực cũng rất lâu đời và đặc sắc. Nền ẩm thực đó có thể được thể hiện qua cách bày trí thức ăn, cách chế biến món ăn và cả cách ăn của người Việt…để từ đó bạn bè quốc tế dần quen thuộc với các món ăn Việt Nam, và một ngày không xa, kho lương thực thế giới hay bếp ăn thế giới không còn xa lạ khi nhắc đến Việt nam.

Hãy đón xem kỳ 2 của chuỗi bài “Con đường biến Việt Nam thành Bếp Ăn Thế Giới” duy nhất tại website của Hướng Nghiệp Á Âu, để cùng chúng tôi tìm hiểu những tinh hoa ẩm thực Việt Nam trên con đường chinh phục Thế Giới nhé!

Nguyên Vũ Thanh Trúc

Điểm: 4.4 (19 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Richard

Biên tập viên Website Bếp Trưởng Á Âu, tốt nghiệp khóa Nghiệp Vụ Bếp Trưởng tại HNAAu. Hiện đang là Bếp phó tại Nhà hàng hải sản Mũi Né với những gì mà Richard Nguyễn chia sẻ hy vọng sẽ giúp các bạn tích lũy các kỹ năng nghiệp vụ chắc chắn để phát huy những nét đẹp, tinh túy trong lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn