Ở kỳ trước của “Làm thế nào để biến Việt Nam thành Bếp ăn thế giới”, chúng ta đã có cơ hội tìm hiểu và phân tích một số cơ sở mà nhà Marketing nổi tiếng, cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler nhận định về ẩm thực Việt. Vậy cụ thể hơn đâu là con đường để Việt Nam trở thành Bếp ăn thế giới? Hãy cùng chúng tôi đến với kỳ 2 trong chuỗi bài viết này để làm rõ hơn vấn đề nhé!
Theo nhiều nhận định, ẩm thực Việt thừa sức trở thành “Bếp ăn” của thế giới vì dù không mang những yếu tố hào nhoáng, sang trọng hoặc quá độc đáo kì thú, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn “ghi điểm” nhờ vị ngon hài hòa của những điều giản dị. Đặc sắc là vậy nhưng trên thực tế, ẩm thực Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với bạn bè quốc tế bởi thiếu một chiến lược xứng tầm. Vậy con đường để Việt Nam trở thành “Bếp ăn” của thế giới nên bắt đầu như thế nào?
Không nổi tiếng với những nguyên liệu quý hiếm, đắt đỏ hoặc quá “độc”,
bữa ăn người Việt được xây dựng trên nền tảng thực phẩm giản dị, bình dân nhưng phong phú.
Ở kế cận nước ta, Thái Lan là một trong những nước thành công trong phát triển các chuỗi nhà hàng Thái trên thế giới. Nếu như năm 2005 họ có khoảng 9.500 nhà hàng thì năm 2008 đã lên tới 20.000 nhà hàng Thaifoods trên toàn thế giới. Để làm được điều này, Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo cơ quan thúc đẩy xuất khẩu Thái Lan và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Thái Lan cấp các khoản vay lãi suất thấp với điều kiện linh hoạt cho các chủ nhà hàng Thaifoods ở nước ngoài. Chính phủ cũng cung cấp cho những nhà hàng này các thiết bị nấu ăn, các loại gia vị và đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, Bếp Trưởng…
Hoành tráng hơn, tại Hàn Quốc, họ có hẳn chương trình “toàn cầu hóa ẩm thực Hàn Quốc” đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, được quảng bá qua điện ảnh, truyền hình, lễ hội ẩm thực tổ chức tại nhiều nước..Mặc dù, hiện Hàn Quốc vẫn là nước nhập khẩu khá nhiều nông – thủy sản của Việt Nam. Nước ta liệu có thể học hỏi những mô hình này?
Thời đại mở cửa cho phép người Việt Nam hiện nay tiếp cận với nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Đặc biệt tại các đô thị lớn, những dịch vụ ăn uống chuyên món nước ngoài ngày một phát triển về số lượng, quy mô lẫn độ phong phú. Ta có chợ Campuchia, có phố người Hoa, có khu ẩm thực Nhật “Little Japan”, cùng hàng loại nhà hàng tiêu chuẩn 5 sao phục vụ món Âu cao cấp. Thế nhưng, trước tình hình “tấn công” ồ ạt của các luồn văn hóa ẩm thực bên ngoài, ẩm thực bản địa Việt Nam lại không hề yếu thế. Chúng ta một ngày 3 bữa vẫn không thể thiếu cơm, và những món truyền thống như cá kho hay canh chua luôn đủ sức hấp dẫn bất kì người Việt nào. Vị trí vững chắc của ẩm thực Việt Nam trong làn sóng toàn cầu hóa và pha trộn văn hóa nằm ở bí quyết đơn giản: ngon miệng và hài hòa.
Ẩm thực Việt luôn đảm bảo sự ngon miệng và hài hòa
Khi so sánh với những nền ẩm thực nước ngoài, chúng ta mới thấy rõ được giá trị của cái hài hòa vừa phải trong món ăn Việt.
Ẩm thực Trung Hoa – nền ẩm thực được coi là có ảnh hưởng đến ẩm thực Việt – thực chất vẫn luôn cho cảm giác bị quá nhiều dầu mỡ. Người Hoa ưa dùng dầu mỡ trong các món ăn, không chỉ công thức chiên xào mà cả hầm, nướng cũng có lượng chất béo khá cao. Trong khi đó, người Việt không dùng dầu mỡ nhiều, cũng không sử dụng những nguyên liệu quý hiếm như vi cá, bào ngư hay chuột bao tử. Ẩm thực Việt Nam chinh phục người ta bằng sự thanh đạm, vừa phải trong hương vị lẫn lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu.
Trong tương quan so sánh với các nước Châu Âu – nơi được xem là ông lớn của ẩm thực thế giới với bề dày lịch sử nấu ăn quý tộc, ẩm thực Việt Nam vẫn có những nét vượt trội của nó. Trong khi món ăn Pháp nổi tiếng với nguyên tắc giữ trọn hương vị tươi ngon của nguyên liệu, việc nêm nếm hầu như dựa trên ba loại gia vị cơ bản là muối – tiêu – đường, thì gia vị Việt Nam lại đậm đà và phong phú hơn nhiều. Miếng bít tết của người Pháp có thể rất hấp dẫn nhờ cái ngọt nhè nhẹ của thịt bò tái, nhưng cũng “kẻ tám lạng, người nửa cân” khi so với bò lá lốt mỡ chài hay bún bò Huế đậm đà của người Việt.
Ẩm thực Việt có những nét đặc sắc và tinh tế riêng như đã kể trên, tuy nhiên hiện nay tình trạng nấu nướng lẫn lộn Tây không ra Tây, Ta không ra Ta là rất phổ biến, ngay cả với các Đầu Bếp lâu năm trong nghề. Nguyên nhân quan trọng nhất là do ngành đào tạo Đầu Bếp còn quá non trẻ, các chương trình đào tạo chưa đi sâu vào bản sắc Việt, dạy chung chung, chưa chú ý dạy cái căn bản, cốt lõi, mà chương trình quá cao siêu, thiếu thực tế.
Đầu Bếp Việt Nam nếu được đào tạo bài bản sẽ không thua kém các Đầu Bếp nước ngoài.
Trước nhu cầu và thực trạng của nghề Bếp hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta không nên áp dụng phương pháp đưa ẩm thực ra thế giới như Thái Lan hay Hàn Quốc mà nên bắt đầu từ việc tạo ra đội ngũ Đầu Bếp chuyên nghiệp, cần phải thống nhất khung chương trình đào tạo chuyên ngành trong cả nước. Học phần ẩm thực và văn hóa ẩm thực cần được tăng thời lượng và số tiết. Ngoài kiến thức về ẩm thực Việt Nam cần bổ sung kiến thức ẩm thực các nước trong khu vực và thế giới…
Hãy đón xem kỳ tiếp theo của chuỗi bài “Con đường biến Việt Nam thành Bếp Ăn Thế Giới” duy nhất tại website của Hướng Nghiệp Á Âu, để cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những tinh hoa ẩm thực Việt Nam trên con đường chinh phục Thế Giới.
Tâm An
Tuấn Cook
- Cách đây 9 năm trước
người đầu bếp Viet Nam ko hề thiếu bàn ta của con người sáng tạo, ý chí niềm tin và cái đầu nhạy bén đâu anh nhé. sở dĩ món Việt chưa đi ra được rộng vì
* Món ăn chúng ta sử dụng quá nhiều chất điều vij như mì chính. hay bột nêm chẳng hạn những loai gia vị đó làm mất đi mùi vị của món ăn.
* Thứ 2 người đầu bếp nấu món việt cũng như những đầu bếp việt chưa có sự gắn kết cũng như công nghệ. đồng ý là chúng ta có 3 miền cung như ba khẩu vị khác nhau. Ai cũng nghĩ món của mình đưa ra là nhất. Đến khi nào các đầu bếp 3 miền ngồi lại với nhau cùng đưa ra 1 công thức chung và lấy đó đào tạo cho các em lứa sau thì lúc đó mới có thể hi vọng nâng tầm bếp Việt được anh ah.nhưng đó cũng là một chặng đường dài
* đó là ý kiến của em.
Hướng Nghiệp Á Âu
- Cách đây 9 năm trước
AD cám ơn bạn nhé 🙂
Tuấn Cook
- Cách đây 9 năm trước
người đầu bếp Viet Nam ko hề thiếu bàn ta của con người sáng tạo, ý chí niềm tin và cái đầu nhạy bén đâu anh nhé. sở dĩ món Việt chưa đi ra được rộng vì
* Món ăn chúng ta sử dụng quá nhiều chất điều như mì chính. hay bột nêm chẳng hạn những loai gia vị đó làm mất đi mùi vị của món ăn.
* Thứ 2 người đầu bếp nấu món việt cũng như những đầu bếp việt chưa có sự gắn kết cũng như công nghệ. đồng ý là chúng ta có 3 miền cung như ba khẩu vị khác nhau. Ai cũng nghĩ món của mình đưa ra là nhất. Đến khi nào các đầu bếp 3 miền ngồi lại với nhau cùng đưa ra 1 công thức chung và lấy đó đào tạo cho các em lứa sau thì lúc đó mới có thể hi vọng nâng tầm bếp Việt được anh ah.nhưng đó cũng là một chặng đường dài
* đó là ý kiến của em.