Công việc của Quản Lý Bar trong hình dung của mỗi người thường chỉ có kiểm soát, theo dõi các hoạt động diễn ra tại quầy bar. Tuy hiên, với mức độ quan trọng của vị trí này, người Quản Lý Bar còn đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng khác.
Pha chế không phải là công việc duy nhất người làm quản lý cần biết
Quản Lý Bar (hiện nay là Bar Trưởng) là vị trí mà không ít người khi vào làm tại một quầy bar đều ao ước được đảm nhận. Trước khi học cách làm quản lý quán bar, bạn nên hiểu rõ những công việc mà người “đứng mũi chịu sào” trực tiếp phải đảm nhận.
Quản Lý Bar là gì?
Quản Lý Bar là vị trí quan trọng, điều hành bộ phận pha chế tại quán Bar, quầy Bar trong các nhà hành, khách sạn. Người giữ vị trí này sẽ chịu trách nhiệm với những cấp quản lý cao hơn về nhân sự, dịch vụ, hoạt động kinh doanh, doanh thu,… Mức độ hiệu quả của mô hình kinh doanh, những mục tiêu đề ra có đạt được hay không, một phần phụ thuộc khả năng của Quản Lý Bar.
Mô tả công việc của Quản Lý Bar
Cách quản lý quầy bar chưa bao giờ là đơn giản bởi công việc luôn có nhiều công đoạn khác nhau và liên quan đến các vấn đề khác. Bạn có thể xem qua những công việc chính mà Quản lý Bar cần phụ trách dưới đây.
Theo dõi tài chính
Tài chính ở đây không chỉ có doanh thu, lợi nhuận mà còn bao gồm cả các khoản thu, chi khác tại quầy bar như tiền lương, xuất nhập hàng, các khoản phí phát sinh khác. Các vấn đề về tài chính, doanh thu luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của quầy bar, chính vì thế, Quản Lý Bar cần giám sát, kiểm soát chúng thật cẩn thận.
Kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu là công việc mỗi ngày của Bar Trưởng
Vận hành toàn bộ công việc
Quản Lý Bar hay Bar Trưởng là người cần hiểu rõ quy trình làm việc để điều hành sao cho các bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu ví quy trình đó là một “cỗ máy” thì người quản lý sẽ là người khởi động và giữ cho chúng luôn “chạy” tốt suốt thời gian mở cửa đón khách.
Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh
Dựa trên tình hình thực tế, Quản Lý Bar sẽ đề xuất các kế hoạch kinh doanh, các hoạt động marketing, khuyến mãi phù hợp lên cấp trên xét duyệt. Sau khi cùng thảo luận ra được kế hoạch thống nhất cuối cùng, người quản lý sẽ theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá kết quả.
Báo cáo công việc
Quản Lý Bar tổng kết tất cả các số liệu về hàng hoá, doanh thu hàng ngày, những tình huống đặc biệt xảy ra trong ca làm để báo cáo lên cấp trên. Việc tổng kết báo cáo được diễn ra hàng ngày để không bỏ qua chi tiết quan trọng nào.
Tuyển dụng và hướng dẫn nhân sự
Người chịu trách nhiệm tuyển dụng những nhân tố phù hợp với công việc và môi trường tại quầy bar không ai khác ngoài Quản Lý Bar. Nhân sự sau khi nhận việc sẽ được hướng dẫn một số nghiệp vụ quan trọng trước khi giao lại cho một nhân viên kì cựu khác theo dõi trong thời gian thử việc.
Người quản lý đồng thời là người tuyển dụng, hướng dẫn và giám sát nhân viên
Quản Lý Bar còn là người giao tiếp với khách hàng, giải quyết những trường hợp khách phàn nàn về thức uống, chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp, họ còn đứng quầy pha chế những thức uống đòi hỏi kỹ thuật khó.
Cách làm Bar Trưởng
Dù đảm nhiệm khối lượng công việc không nhỏ nhưng đổi lại, mức lương và đãi ngộ hấp dẫn khiến nhiều người ao ước được làm Quản Lý Bar. Theo lộ trình thăng tiến mới của ngành Pha Chế, Quản Lý Bar được tích hợp và được gọi theo tên mới là Bar Trưởng. Nếu muốn đảm nhiệm vị trí này, có nhiều con đường để bạn lựa chọn nhưng cần thiết nhất vẫn là rèn luyện đồng thời cả tố chất lẫn kỹ năng.
Xem xét tố chất cá nhân
Tố chất lãnh đạo luôn được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm. Nếu bạn không có suy nghĩ mình sẽ là người tiên phong, đi đầu dẫn dắt người khác thì khó trở thành một quản lý giỏi. Người làm Bar Trưởng còn cần có mối quan hệ tốt, hòa đồng, quan tâm đến nhân viên đúng lúc. Những tính cách như gia trưởng, giả dối, hách dịch,… không nên tồn tại nếu bạn đang phấn đấu làm Bar Trưởng.
Rèn luyện kiến thức bài bản
Học viên trong buổi học tìm hiểu về rượu mùi của khóa Nghiệp Vụ Bar Trưởng
Bạn cần có đầy đủ kỹ năng đáp ứng việc pha chế cocktail, pha chế cà phê và cả pha những thức uống thông dụng. Những kiến thức về giao tiếp trong ngành dịch vụ, marketing, xây dựng thực đơn, kiểm soát chi phí quầy bar,… cũng được nhà tuyển dụng đưa vào danh sách những yêu cầu mà ứng viên cần đạt được.
Công việc của Quản Lý Bar/ Bar Trưởng tuy có nhiều áp lực nhưng vẫn thu hút nhân lực. Hiện nay, có nhiều khóa học Nghiệp Vụ Bar Trưởng, tuy nhiên, bạn cần cân nhắc để chọn được cơ sở đào tạo có uy tín, chương trình học bao quát, bao gồm cả thực tập. Các yếu tố khác như cơ sở vật chất hiện đại, học phí không phát sinh phụ thu,… cũng cần được quan tâm khi bạn có ý định đăng ký. Chọn đúng đường và đi đúng cách sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thực hiện ước mơ trở thành Bar Trưởng của bản thân!
Ý kiến của bạn