Xã hội loài người càng phát triển, lượng kiến thức được tạo ra càng khổng lồ. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, người nắm vững và vận dụng hiệu quả kiến thức mình có luôn dễ dàng có được nhiều thuận lợi, thành công. Và nghề bếp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Thành công không tự có, tất cả đều bắt nguồn từ sự nỗ lực học hỏi mà ra
(Ảnh: Internet)
Kiến nghĩa là thấy, thức nghĩa là biết, kiến thức hiểu nôm na là toàn bộ những hiểu biết chung của con người về thế giới. Quá trình tự bản thân tìm tòi, học hỏi, biến hiểu biết chung đó thành vốn hiểu biết riêng của mỗi người và có thể áp dụng chúng vào những trường hợp cụ thể riêng được gọi là tri thức. Đối với mỗi người đầu bếp, thành công không hoàn toàn đến từ sự may mắn hay ngẫu nhiên, càng không dành cho những ai nghĩ rằng học nghề bếp không cần nhiều cố gắng. Cách nấu một món ăn ngon, cách phục vụ làm hài lòng thực khách, cách biến hóa nguyên liệu thành những món ăn đặc sắc, cách tạo ra những thực đơn bổ dưỡng và mới lạ… Tất cả đều có được từ sự học hỏi – học những kiến thức chung để tạo thành tri thức riêng, vốn liếng, kho tàng riêng của mỗi người đầu bếp.
Kiến thức nghề bếp – Hành trang không thể thiếu cho mỗi người đầu bếp
Nhiều năm trở lại đây, nghề đầu bếp trên thế giới và cả ở Việt Nam ngày càng được xem trọng và trở thành một trong những ngành nghề cần nguồn nhân lực lớn, chuyên nghiệp với mức thu nhập thuộc hàng top mỗi năm. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, sự phát triển càng mạnh mẽ thì tính cạnh tranh càng khốc liệt và yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ cũng cao hơn, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn hơn. Chính vì thế, dù bạn là một học viên đang chập chững những bước đi đầu tiên vào nghề bếp hay đã là một đầu bếp có kinh nghiệm, bạn vẫn luôn nỗ lực không ngừng để tìm hiểu thêm những kiến thức mới nhằm nâng cao tay nghề, nắm bắt được thị hiếu làm thỏa mãn đông đảo thực khách của mình.
Kiến thức nghề bếp cũng là một thế giới bao la không phải ngày 1, ngày 2 mà có thể khám phá hết. Đó là những bài học “vỡ lòng” đơn giản về cách dùng dao, chảo, thớt; cách phân biệt nguyên liệu; mẹo sơ chế thực phẩm… đến bài học về các phương pháp nấu ăn bài bản, chuyên nghiệp. Học làm đầu bếp còn là học cách tạo ra những món ăn mới dựa trên nền tảng những kiến thức đã học được; học cách quản lý, kiểm soát từng khâu từ nhận nguyên liệu đến “lên dĩa” món ăn…
Người đầu bếp cũng phải nắm được những xu hướng ẩm thực được ưa thích, văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia hay cách chế biến nhanh, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng… Bạn muốn trở thành một đầu bếp mạnh về món Âu hay chuyên về món Á, giỏi về món chay hay được mệnh danh là “phù thủy” của món Việt… tất cả đều cần phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ để tiếp thu kiến thức, từ đó có được những bí quyết, công thức nấu ngon của riêng mình.
Muốn trở thành đầu bếp phải có kiến thức chuyên môn về nghề bếp
Liên tục trau dồi kiến thức – Chuyến hành trình thú vị không điểm dừng
Có một câu nhận định rất hay: “Để tiến thân trong kỷ nguyên này, bạn phải có khả năng trau dồi kiến thức của bạn mỗi ngày để không bị tụt hậu so với những người xung quanh”. Khi các xu hướng ẩm thực mới liên tục ra đời cũng như nhu cầu thưởng thức món ăn tại nhà hàng của thực khách ngày một khắt khe hơn, các đầu bếp cũng phải tự làm mới mình nhiều hơn để đáp ứng được những thay đổi đó.
Kiến thức nghề bếp được các bạn học viên và đầu bếp trau dồi từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Học từ thầy cô hay đọc thêm sách vở, tích cực theo dõi các chương trình ẩm thực, tự học tự rèn trong môi trường làm việc cụ thể hay tại nhà… đều là những cách thức học tập vô cùng quan trọng để chúng ta mở mang thêm hiểu biết, nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tiễn trong công việc của mình.
Chinh phục kiến thức nghề bếp từ các khóa học chuyên nghiệp
Ngày nay, việc học nghề bếp đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều đối với những bạn trẻ yêu thích và muốn theo đuổi nghề đầu bếp nghiêm túc, chuyên nghiệp. Tại Bếp Trưởng Á Âu, các bài học đều được thiết kế theo chương trình bám sát với mô hình thực đơn của các nhà hàng – khách sạn, điều kiện học tập được hỗ trợ đầy đủ từ trang thiết bị đến thời gian thực hành dành cho mỗi học viên, đội ngũ giảng viên đều là những đầu bếp giỏi và nhiệt tâm… giúp người học được tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức chuyên môn một cách khoa học, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Với mục tiêu giúp học viên định hình ước mơ và có những hướng đi cụ thể đến vị trí mong muốn, Bếp Trưởng Á Âu đào tạo chuyên sâu ở mọi lĩnh vực cụ thể như: Bếp trưởng điều hành, Bếp trưởng bếp Âu, Bếp trưởng bếp Việt, Bếp trưởng bếp Hoa, Bếp trưởng bếp Nhật và các lớp bếp chay… Ngoài ra, các buổi học chuyên đề trong 1 – 2 buổi cũng là những gói khóa học tiện ích giúp người học bổ sung thêm những kiến thức chuyên sâu cần thiết về một món ăn cụ thể như: kim chi, món Phở, cơm tấm, các loại bún Việt…
Khóa học nghề đầu bếp bếp Âu chuyên nghiệp tại Bếp Trưởng Á Âu
Đối với bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, kiến thức chuyên môn luôn là yếu tố quan trọng được ví như chiếc chìa khóa dẫn lối thành công. Ngoài ra, bản thân mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi thêm những kiến thức khác về cách ứng xử, về các mối quan hệ xung quanh… Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức này như thế nào để hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển công việc của mình. Trên đích đến thành công có thể có may mắn, có thể có thời cơ, có thể có sự giúp đỡ của nhiều người khác, và chắc chắn không thể thiếu kiến thức mà tự bản thân chúng ta tích lũy được. Muốn trở thành một đầu bếp, học hỏi và học hỏi không ngừng chính là cách giúp bạn nhanh chóng thực hiện được mục tiêu của mình.
Ý kiến của bạn