Để có được những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị thì cách nêm gia vị rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc am hiểu về cách sử dụng các loại gia vị nấu ăn, cách phối hợp chúng cũng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khỏe mọi người. Vì vậy, bạn cần lưu ý học cách nêm gia vị để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Hạt tiêu
Gia vị hạt tiêu (Ảnh: Internet)
Nhiều người thường có thói quen ướp hạt tiêu xay vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm, đặc biệt là có thể sinh ra hoạt chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là trong cách nêm nếm gia vị, bạn cho hạt tiêu vào sau chế nấu chín món ăn.
Mù tạt
Mù tạt với vị cay nồng đặc trưng vừa có tác dụng khử mùi tanh các loại hải sản, thịt, cá tươi sống; vừa kích thích vị giác, làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Tùy theo từng loại mà bạn có thể sử dụng mù tạt để ướp vào thức ăn, làm xốt cho các món trộn hay chấm riêng. Khi pha chế mù tạt để làm nước chấm, bạn không nên trộn mù tạt với nước nóng vì trong mù tạt có các enzyme tạo mùi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Hãy trộn mù tạt với chanh hoặc giấm, vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
Nước mắm
Nước mắm (Ảnh: Internet)
Nước mắm là gia vị làm nên vị ngon cho nhiều món ăn. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có thể nêm bằng nước mắm. Vì vậy, bạn cũng cần tìm hiểu cách nêm gia vị ngon với nước mắm để không làm hỏng hương vị món ăn. Các món canh (trừ canh chua), cháo bạn không nên nêm nếm với nước mắm vì chúng sẽ làm món ăn của bạn bị chua.
Bên cạnh đó, lưu ý khi nếm nêm với nước mắm là bạn cho nước mắm khi gần tắt bếp để tránh làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong nước mắm. Với những món ăn cần ướp nước mắm, bạn chỉ nên ướp trong thời gian dưới 30 phút để nước mắm không bị bay hết mùi thơm.
Đường
Với các món ăn có sử dụng đường, bạn nên xem xét tỷ lệ nêm gia vị đường như thế nào vì đường rất dễ bị cháy làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Với các món nướng và chiên bạn không nên cho quá nhiều đường vì chúng sẽ làm món canh cháy bên ngoài nhưng bên trong vẫn chưa chín. Với các món kho, rán bạn nên nấu ở nhiệt độ 170 – 200 độ C, món ăn sẽ có màu nâu cánh gián hấp dẫn.
Đường (Ảnh: Internet)
Hành tỏi
Với các gia vị củ như hành tỏi, bạn nên cho vào nguyên liệu nấu ăn trong quá trình sơ chế, chúng sẽ tạo mùi thơm và hương vị thơm ngon cho món ăn. Tuy nhiên, nhớ là không cho quá nhiều vì tính nóng của hành và tỏi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Khi phi thơm hành, tỏi bạn nên cho hành tỏi vào khi dầu vừa nóng là tốt nhất.
Hạt nêm
Với hạt nêm, cách nêm gia vị chuẩn là ướp thực phẩm sau khi sơ chế và nêm nếm vào món ăn trong quá trình chế biến để hạt nêm phát huy tối đa công dụng tạo độ ngọt cho món ăn. Bạn không nên nêm hạt nêm vào món ăn đã chín vì chúng sẽ làm cho món ăn có mùi hạt nêm nặng.
Muối ăn
Muối ăn (Ảnh: Internet)
Mỗi người chỉ nên sử dụng 5g muối trong một ngày để phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, tim mạch. Cách nêm gia vị chuẩn với muối khá đơn giản, bạn có thể cho muối vào ướp và nêm nếm sau khi món ăn chín đều được. Và với các món rau củ luộc, bạn nên luộc với nước có pha muối để rau củ giữ được độ giòn và màu sắc của rau củ nhé!
Bột ngọt
Để bột ngọt phát huy khả năng điều vị món ăn tốt nhất thì bạn nên nêm bột ngọt trước 15 – 30 phút trước khi món ăn chín để bột ngọt ngấm vào nguyên liệu. Với các món nước như cháo, canh, súp… bạn có thể cho bột ngọt vào lúc gần tắt bếp để tránh hiện tượng nước sôi làm bay hơi đi lượng bột ngọt mà bạn đã nêm vào.
Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách nêm gia vị hiệu quả và đảm bảo được dinh dưỡng cho món ăn. Nhanh tay lưu lại và áp dụng cho bữa ăn tối nay nhé! Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều mẹo nhỏ nấu ăn hay khác ngay đây.
Hoang thai hoa
- Cách đây 6 năm trước
E nem canh sao khong hop ly dc